Nuôi lợn (Heo) Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 4
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 4

Tác giả Lê Nguyễn Ngọc Hạnh, ngày đăng 24/03/2016

Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 4

Phân loại để điều trị, tiêm vắc-xin và sinh đẻ

Các hệ thống cho ăn khác nhau có 3 đặc điểm rõ rệt liên quan đến phân loại và điều trị.

Đối với hệ thống cho ăn trên nền và máng ăn cá thể vách ngăn ngắn, heo nái không bao giờ bị nhốt riêng; người chăn nuôi phải đi vào ô chuồng để xác định và tiến hành điều trị cho heo nái.

Nếu cần phải điểu trị hoặc phân loại cá thể nào đó thì phải xác định được nó, đánh dấu và thực hiện điều trị.

Đối với việc tiêm vẳc-xin cho toàn nhóm, khi tiêm cho nái phải đánh dấu và ghi nhận lại.

Với nái đẻ, đánh đấu và phân loại từng cá thể và chuyển sang chuồng đẻ hoặc chuyển cả nhóm sang chuồng đẻ.

Nhân công cẩn khoảng hai người nhưng nếu là nhóm nhỏ thì chỉ cần một người.

Tốt nhất là nên điều trị và phân loại nái vào thời điểm sau khi cho ăn, do đây là lúc nái ôn hòa hơn.

Ở hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, người chăn nuôi có thể xác định và điểu trị cho nái trong khu vực cho ăn.

Có thể nhốt nái bằng thủ công trong suốt thời gian cho ăn và cho đến khi việc điều trị được hoàn thành.

Nếu nái cần được điều trị bị tiêu chảy, người chăn nuôi có thể giữ các heo khác trong chuồng và chỉ chuyển nái bệnh đi.

Tương tự như vậy, để chuyển heo nái sang chuồng đẻ, có thể thả cá thể đó ra và di chuyển, trong khi đó các cá thể còn lại vẫn được giữ ở trong chuồng.

Đối với hệ thống ESF, có thể xác định nái cần điểu trị khi chúng đang ăn và dùng sơn đánh dấu hoặc là đưa chúng đến các khu nhốt riêng.

Nếu nái không đang ăn, có thể xác định chúng ở khu vực vận động.

Việc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thẻ đọc điện tử.

Nếu heo nái được đưa vào nhóm trong thời gian ngắn sau khi phối giống, sau 4-6 tuần cần kiểm tra lại xem nái có mang thai hay không.

Nhiều nhà quản lý thích kiểm tra xem tình trạng mang thai của heo nái trong ngăn chuồng; do đó, đối với tất cả hệ thống, ngoại trừ hệ thống chuồng nuôi nhóm có máng ăn cá thể vách ngăn dài, nái sẽ được chuyển đi để kiểm tra và sau đó được đưa lại chuồng.

Tuy nhiên, có thể kiểm tra heo nái có mang thai hay không khi heo dang đứng hoặc đang nằm trong nhóm.

Cần phải xác định, kiểm tra mang thai và đánh dấu cho mỗi nái, sau đó ghi nhận lại kết quả.

Việc xác định một cá thể mang thai trong nhóm lớn có thể phải tốn nhiều thời gian.

Tuy nhiên, nếu phải kiểm tra tất cả các nái thì hiệu quả của quy trình trên có thể mang tính tương đối hiệu quả.

Kiểm tra heo nái mang thai trong một nhóm là một kỹ năng thực hành đòi hòi người chăn nuôi cần phải cải thiện hàng ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phát hiện sớm lợn bị bệnh qua quan sát Phát hiện sớm lợn bị… Quản Lý Chương Trình Cho Ăn Và Nhu Cầu Dinh Dưỡng Khuyến Nghị Trên Heo Con (Phần 5) Quản Lý Chương Trình Cho…