Mô hình kinh tế Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Dê Ở Nam Cường
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Dê Ở Nam Cường

Ngày đăng 02/06/2014

Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Dê Ở Nam Cường

Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp người dân có định hướng để thoát nghèo bền vững, xã Nam Cường (Chợ Đồn - Bắc Kạn) triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê. Qua gần hai năm thực hiện, Dự án đã có những kết quả khả quan.

Chuồng trại khô ráo, thoáng, sạch sẽ là những tiêu chí giúp đàn dê ít xảy ra dịch bệnh.

Nam Cường là địa phương có địa hình đồi núi đá là chủ yếu, nằm trong vùng rốn của lũ nên việc tìm ra một hướng đi phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương ngoài cây lương thực lúa, ngô thì Nam Cường vẫn chưa có một thế mạnh đặc trưng về kinh tế.

Nhằm thực nghiệm, góp phần tăng đàn gia súc và mong muốn giúp người dân nghèo có điều kiện để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Năm 2012, từ nguồn vốn 135 hỗ trợ sản xuất, xã Nam Cường đầu tư hơn 150 triệu đồng thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê tại bốn thôn Nà Mèo, Bản Lồm, Bản Chày, Bản Quá với 31 hộ tham gia, chủ yếu là những hộ nghèo, có mong muốn thoát nghèo; hình thức thực hiện Dự án là nuôi theo nhóm hộ và được hỗ trợ 100% con giống, chuồng trại và người dân đối ứng công chăm sóc.

Khi tham gia Dự án người dân được tập huấn về cách chăm sóc, phòng bệnh và những đặc tính của con dê. Nguồn giống chính quyền xã cho các nhóm hộ tự liên hệ, cán bộ chuyên môn kiểm tra chất lượng. Nhờ có kĩ thuật chăm sóc, bãi chăn thả nên đàn dê sinh trưởng tốt từ 64 con ban đầu đến nay đàn dê đã phát triển hơn 200 con. Trong quá trình thực hiện Dự án, người dân được bán những con đực để chi phí cho chăm sóc đàn dê...

Thôn Nà Mèo có 7 hộ tham gia Dự án nuôi dê (6 hộ nghèo và một hộ có kinh nghiệm về nuôi dê), với số tiền được đầu tư hơn 34 triệu đồng bao gồm cả tiền xây dựng chuồng trại. Qua gần hai năm thực hiện, với đàn dê ban đầu 15 con hiện đàn đã phát triển lên 64 con, trong đó được bán 12 con dê đực...

Ông Ma Thế Nhiếp, một hộ có kinh nghiệm lâu năm về nuôi dê cho biết: nuôi dê không khó bởi mỗi ngày chỉ chăn thả dê khoảng 3 tiếng là đàn dê đã no, nếu thả quá lâu thì khó trong việc trông coi, bởi dê có đặc tính hay đi. Dê là động vật ăn tạp nên dễ kiếm thức ăn. Điều quan trọng giúp đàn dê có thể phòng bệnh tốt ngoài tiêm phòng đầy đủ thì chuồng trại lúc nào phải thoáng, sạch sẽ, được khử trùng và rắc vôi bột xung quanh thường xuyên.

Nhóm hộ tham gia phân chia nhau mỗi hộ chăn thả một ngày, cứ luân phiên nhau; dê 6 tháng sinh sản một lần, những con đực bán đi số tiền thu được chi phí chung về thuốc, vôi bột khử trùng...số còn lại chia đều cho mỗi hộ. Để dê con mới sinh phát triển nhanh, khỏe mạnh cần bổ sung thức ăn tinh cho dê mẹ như nấu ngô bột hòa ít muối, lá mít...

Đồng chí Hoàng Văn Quảng- Chủ tịch UBND xã Nam Cường cho biết: Sau khi kết thúc Dự án vào tháng 10/2014, các nhóm hộ cùng thực hiện được chủ động hình thức tách riêng hoặc tiếp tục nuôi theo nhóm. Với giá một kg dê thương phẩm là 100-120 nghìn đồng; nếu tính trung bình một con dê nuôi tầm 6 tháng khoảng 15kg thì số tiền thu về không phải là nhỏ.

Không mất quá nhiều công chăm sóc, có tính kháng bệnh cao, phù hợp với địa hình đồi núi đá, nuôi dê thật sự là hướng đi có triển vọng đối với Nam Cường. Do nguồn vốn của địa phương còn hạn hẹp nên Dự án hỗ trợ nuôi dê không tiếp tục được duy trì nhưng đây là mô hình được người dân ủng hộ; kết quả của Dự án tạo động lực cho người dân mạnh dạn trong đầu tư, mở rộng tổng đàn.

Là một trong những hộ có thâm niên nuôi dê ở xã Nam Cường, anh Hoàng Đức Thụ luôn duy trì tổng đàn trên 40 con. Anh Thụ cho hay, gia đình anh nuôi dê được hơn 8 năm nay, giá cả của dê thương phẩm không có sự biến động, duy trì ở mức ổn định từ 100 nghìn đồng/kg trở lên. Từ chăn nuôi dê mà gia đình anh có thêm khoản thu nhập thường xuyên, dê một năm đẻ hai lứa, cứ con đực anh lại đem bán, con cái giữ lại để phát triển đàn; hiện nay đầu ra của dê ở địa phương tiêu thụ khá dễ, tư thương đến tận nhà mua.

Thành công của Dự án hỗ trợ nuôi dê ở Nam Cường sẽ mở ra cho nhiều hộ nghèo nơi đây có một hướng thoát nghèo hiệu quả. Hình thức nuôi theo nhóm hộ cũng là cách làm hay bởi nguồn vốn hỗ trợ ít khi nuôi theo nhóm hộ có thể tận dụng sức lao động bỏ ra, nuôi tập trung thuận lợi cho việc theo dõi dịch bệnh cho đàn dê; đồng thời, tăng thêm tình đoàn kết xóm làng... thiết nghĩ nếu cách làm này tiếp tục được nhân rộng, áp dụng có hiệu quả và mỗi địa phương có một định hướng đúng trong việc tìm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương để phát triển mạnh thì việc hướng đến xã không còn hộ nghèo sẽ không còn xa đối với nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Đồn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giá Trứng Gà Tăng Trở Lại Giá Trứng Gà Tăng Trở… Bấp Bênh Với Nghề Chăn Nuôi Xuất Hiện Nhiều Mô Hình Chăn Nuôi Phù Hợp Bấp Bênh Với Nghề Chăn…