Tin thủy sản Hà Tĩnh: Tiềm năng nuôi cá lồng ở đập Khe Còi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Tiềm năng nuôi cá lồng ở đập Khe Còi

Tác giả Nguyễn Hoàn - Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, ngày đăng 08/08/2017

Hà Tĩnh: Tiềm năng nuôi cá lồng ở đập Khe Còi

Những năm gần đây, nghề đi biển của người dân xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh gặp nhiều khó khăn, số lao động tham gia đánh bắt thủy sản dần ít đi. Nhiều hộ dân đã tận dụng mặt nước ao, hồ, khe, đập để nuôi cá, trong đó có mô hình nuôi cá lồng trên đập Khe Còi cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá lồng đã cho kết quả tốt, tạo nguồn thu không nhỏ cho các thành viên

Đập Khe Còi có diện tích 5 ha, nguồn nước luôn chủ động và thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước, 12 hộ dân ở xã Kỳ Xuân đã đứng ra thành lập Tổ hợp tác Nuôi trồng thủy hải sản Kỳ Xuân để cùng nhau đầu tư phát triển mô hình nuôi cá điêu hồng bằng lồng trên đập. Tổ hợp tác nhận đấu thầu Đập Khe Còi từ tháng 7/2016 để nuôi cá lồng trên đập, các thành viên cùng góp vốn và đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng xây dựng 18 lồng bè, mỗi lồng 36 m2 và mua con giống.

Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu giống, vốn đầu tư nên hoạt động Tổ hợp tác cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, các thành viên đã không ngừng học hỏi, tham quan thực tế tại nhiều tỉnh, thành và vay thêm vốn để đầu tư. Sau 1 năm thực hiện, mô hình đã cho kết quả tốt, tạo nguồn thu không nhỏ cho các thành viên. Ông Lê Đình Đức, Chủ nhiệm Tổ hợp tác chia sẻ: “Khi quyết định thực hiện mô hình này, lo ngại nhất đó là khâu tiêu thụ. Nhưng qua quá trình tìm kiếm thị trường cùng việc chất lượng sản phẩm đã được biết đến, nên các thương lái ở tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, đặc biệt là Hà Tĩnh đến tận nơi thu mua, bình quân Tổ hợp tác cung cấp 450 - 500 kg cá/ngày cho các thương lái”.

Với hiệu quả bước đầu mà mô hình mang lại đã đánh thức được tiềm năng nuôi cá lồng bè trên khe đập tại địa phương; góp phần thay đổi nhận thức người dân trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng theo hướng tận dụng diện tích mặt nước, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

>> Ông Lê Đình Đức, Chủ nhiệm Tổ hợp tác nuôi trồng thủy hải sản Kỳ Xuân chia sẻ: Với giá bán bình quân 45.000 - 50.000 đồng/kg, vụ nuôi vừa qua, Tổ hợp tác đạt doanh thu trên 1,5 tỷ đồng. Hiện tại, Tổ hợp tác đang tiếp tục chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và mở rộng quy mô thêm 6 lồng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản xuất tại chỗ giống cá chép V1 Sản xuất tại chỗ giống… Đồng Tháp: Không mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt Đồng Tháp: Không mở rộng…