Mô hình kinh tế Đa Dạng Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Phát Triển Kinh Tế
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Đa Dạng Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Ngày đăng 28/08/2014

Đa Dạng Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Theo Hội Nông dân tỉnh, thời gian qua, các cấp hội trên địa bàn đã dựa vào thực tiễn của mình để đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

Cụ thể, về phía Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Công ty TNHH Nestle triển khai cho hội viên, nông dân đăng ký mua giống cà phê theo chương trình hỗ trợ 50% tiền cây giống của công ty. Hiện nông dân của 3 huyện Đắk R’lấp, Tuy Đức và Krông Nô đã đăng ký khoảng 39.000 cây cà phê ghép và 51.960 cây cà phê thực sinh.

Ông Trần Văn Quân (bên phải) ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) được vay 20 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư chăm sóc vườn cà phê

Hội còn phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) triển khai mô hình tưới nước nhỏ giọt và trồng nấm tại thị xã Gia Nghĩa; Phối hợp với Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo sử dụng phân bón cho 120 cán bộ, hội viên của thị xã…

Bên cạnh đó, Tỉnh hội cũng hướng dẫn cho các huyện, thị xã lập dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân từ nguồn của UBND tỉnh và ủy thác của Trung ương Hội; đồng thời, giải ngân 1 tỷ đồng vốn quay vòng cho các dự án chăn nuôi bò sinh sản tại các xã Đắk Sôr (Krông Nô), Đắk Búk So (Tuy Đức), Đắk N’drót (Đắk Mil) và thị trấn Ea T'ling (Chư Jút)...

Riêng đối với Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh thì đến nay đã có nguồn vốn hơn 15 tỷ đồng, giúp cho hàng trăm lượt hội viên nông dân cải tạo, chăm sóc vườn cà phê, tiêu, chăn nuôi bò, thỏ lai, trồng gấc… Mặc dù nguồn vốn hỗ trợ chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu thực tế sản xuất, song phần nào cũng giúp cho những hộ thiếu vốn, nhưng dám nghĩ, dám làm có thể mạnh dạn, tự tin hơn trong làm ăn.

Như trường hợp của các ông Tô Hoàng Triều ở thôn 10, xã Kiến Thành và Nguyễn Xuân Bình ở tổ dân phố 6, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) đã được vay mỗi hộ 45 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư trồng gấc.

Ông Bình cho biết: “Được vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình tôi mừng lắm, vì có thể mạnh dạn thực hiện ý tuởng làm ăn, phát triển kinh tế gia đình”.

Tương tự, các huyện, thị xã cũng đều có những cách làm khác nhau trong hỗ trợ nông dân. Theo bà Nguyễn Thị Minh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Gia Nghĩa thì để hỗ trợ nông dân trong phát triển kinh tế, các xã, phường cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như thành lập các câu lạc bộ phát triển kinh tế bền vững. Đây là nơi để hội viên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, cách làm hay để giúp nhau cùng tiến bộ.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, hội viên khá giả của thị xã đã giúp cho hội viên khó khăn vay hàng chục triệu đồng. Hội cũng tổ chức giúp nông dân ở xã Đắk Nia, các phường Nghĩa Tân, Nghĩa Phú, Nghĩa Đức mua phân bón trả chậm được 150 tấn. Hội còn phối hợp với Phòng Kinh tế thị xã cấp hỗ trợ 80.000 cây cà phê giống cho bà con để phục vụ chương trình tái canh cà phê già cỗi.

Hội Nông dân phường Nghĩa Tân phối hợp tổ chức dạy nghề cho 30 hội viên nông dân trong thời gian 3 tháng về cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh hại cho cây cà phê và hồ tiêu. Đội ngũ cán bộ hội cũng là những khuyến nông viên, nên việc sâu sát, hỗ trợ nông dân cũng thuận lợi hơn.

Còn tại huyện Đắk R’lấp, trong 6 tháng đầu năm, Hội Nông dân huyện phối hợp với các cơ quan, ban ngành vận động các tổ chức, đơn vị kinh tế và sự đóng góp của hội viên nông dân trên 155 triệu đồng, 1.250 ngày công, hàng chục tấn lương thực, phân bón, cây con giống để giúp đỡ cho 377 hội viên nông dân nghèo vươn lên trong sản xuất và đời sống; đóng góp 35 triệu đồng xây dựng được 1 nhà tình thương cho hội viên nghèo.

Toàn huyện cũng đã xây dựng được 60 câu lạc bộ nông dân giúp nhau phát triển kinh tế, với tổng số vốn huy động được trên 2,3 tỷ đồng, giúp 383 hộ vay đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, Hội cũng phối hợp với các công ty phân bón có thương hiệu trên thị trường tổ chức 41 cuộc hội thảo phân bón, thu hút trên 2.000 lượt hội viên, nông dân tham dự...


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Chế Phẩm Vi Sinh Vật Đa Chức Năng Nhân Rộng Cách Làm Cho Người Dân Sản Xuất Phân Bón Hữu… Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng…