Tôm thẻ chân trắng Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt lý thuyết đến thực tiễn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt lý thuyết đến thực tiễn

Ngày đăng 09/09/2015

Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt lý thuyết đến thực tiễn

Đầu tiên cần phải hiểu được bản chất của môi trường nước ngọt. Qua bảng bên dưới ta thấy được so với nước mặn môi trường nước ngọt rất nghèo các khoáng chất.

Bảng 1: So sánh thành phần một số chất chính ở trong nước mặn và nước ngọt (Claude E.Boyd, 2000)

Thành phần

Nước biển (mg/l)

Nước ngọt (mg/l)

Clorua (Cl)

Natri (Na)

Sulfate (SO42-)

Magie (Mg)

Canxi (Ca)

Kali (K)

Bicarbonate (HCO3)

Brom (Br)

Stronti (Sr)

Silicate (SiO2)

Bo (Bo)

19000

10500

2700

1350

400

380

142

65

8.0

6.4

4.6

7.8

6.3

11.2

4.1

15

2.3

58.4

0.02

0.1

13.1

0.1

 

Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng có thể hấp thu chất khoáng qua thức ăn và môi trường nước. Trong vài vụ nuôi đầu tiên trong ao nước ngọt chất khoáng trong đất giải phóng ra môi trường, góp phần đảm bảo nồng độ muối khoáng trong nước. Tuy nhiên, sau đó lượng khoáng này suy giảm và tôm nuôi gặp vấn đề.

Do vậy, bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt là bổ sung đầy đủ, đúng cách các loại khoáng chất cần thiết cho tôm kết hợp với thả tôm với mật độ phù hợp dựa trên trình độ quản lý.

Nhờ nắm được bí quyết này mà trang trại của Chaiwat ở tỉnh Pathumi Thái Lan đã thành công trong suốt 14 năm nay (3 năm đầu nuôi tôm sú, 6 năm tiếp theo nuôi tôm thẻ và cách đây 5 năm quay lại nuôi tôm sú cho đến bây giờ), họ duy trì năng suất ổn định 5 tấn/ha/vụ với tỉ lệ thất bại chưa đến 10%. Với tôm sú trung bình sau 115 ngày nuôi, tôm đạt 40-50 con/kg, FCR: 1.3

Trang trại được bao quanh bởi ruộng lúa và các vườn trái cây, độ mặn của nguồn nước ở đây chính xác là 0‰. Hiện trang trại có 31 ao nuôi, diện tích 3.000-4.000 m2/ao. Tổng diện tích của trang trại bao gồm cả ao chứa, ao xử lý, nhà, đường đi là 30 ha. Chi tiết thực tiễn nuôi của họ được kể ra sau đây:

1, Chuẩn bị ao

Sau mỗi vụ nuôi, dùng máy bừa để trải đều bùn ra toàn ao và sau đó phơi nắng cho đến khi bề mặt khô (thường mất gần 1 tháng).

Tiếp theo, dùng vôi Dolomite CaMg(CO3)2 rải đều ao để làm khoáng hóa đất cũng như tăng độ kiềm và ổn định pH.

1.1. Xứ lý nước ở ao chứa:

Vì trang trại nằm giữa cánh đồng lúa nên họ treo túi chứa 5 kg thuốc tím (KMnO4) ở đầu nguồn nước cấp vào ao chứa. Bằng cách này thuốc tím sẽ trung hòa các thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn nước. Tiếp theo, nước được để trong 3 ngày cho trứng của các loài động vật nở ra sau đó dùng thuốc diêt giáp xác và sát trùng ao.

Sau đó, ao nuôi được cấp nước từ ao chứa thông qua nhiều lớp vải lọc có mắc lưới nhỏ. Nước này hoàn toàn sạch và không chứa các động vật trung gian mang mầm bệnh. Nên lấy nước ở tầng giữa của ao chứa để tránh bùn, khí độc và các vi khuẩn gây hại nằm ở đáy ao. Độ sâu cấp nước là 1m.

Dùng xuồng có gắn các móc sắt di chuyển quanh ao 2 lần/ngày trong suốt  7 ngày để các móc sắt này cày lớp đất ở đáy ao nhằm giúp trộn vôi vào trong đáy ao: Việc này giúp khoáng hóa nền đất.

Bón vi sinh đã được ủ lên men: Thành phần gồm: Bacillus, rỉ mật, hoa quả theo mùa và nước.

Mở quạt nước ngay từ đầu để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật phù du ở trong ao.

Trước khi thả giống, bón nước ót vào ao với liều lượng 8.000 lít/4000 m3 nước ao.

2. Con giống và thả giống

– Trang trại có mối quan hệ tốt với các trại giống uy tín và họ thường trả giá cao hơn thị trường 15% để có được lô giống đẹp nhất.

– Mật độ thả (tôm sú): Tuân thủ nghiêm mật độ 35 con/m2

– Yêu cầu trại giống hạ độ mặn xuống còn 12-13‰ với mức giảm là 3-5‰/ngày.

– Làm 1 lồng bạt diện tích khoảng 220 m2 bằng cách dùng bạt quây một góc ao lại (hình 1), 3 ngày trước thả giống bón 7.000 lít nước ót nhằm nâng độ mặn trong lồng bạt lên 8-10‰.

Lồng bạt: Mép bạt cao hơn mực nước 30-40 cm

3. Thả giống

Cho các bao giống nổi trên mặt nước để cân bằng nhiệt độ giữa bao giống và nước ao. Sau đó, mở miệng bao từ từ để cho nước ao trộn đều với nước trong bao giống. Chỉ thả giống vào lúc 7h sáng.

Cho 200-300 con tôm vào lồng lưới nhỏ (kích thước: dài x rộng x cao: 40cm x 40cm x 60cm), sau 7 ngày thì đếm số tôm còn lại để xác định tỉ lệ sống. Dùng thức ăn công nghiệp cho ăn 3 lần/ngày với lượng 150g/100.000 con/ngày. Tăng lượng thức ăn 5-7% cho ngày tiếp theo.

Sau 7 ngày, kéo 1 góc của lồng bạt xuống dưới mặt nước 30 cm, để nước của ao và lồng bạt hòa vào nhau. Sau 3 ngày, độ mặn trong lồng bạt hạ xuống 0‰, tiến hành tháo bỏ lồng.

4. Quản lý chặt việc cho ăn

Sau khi tháo bỏ lồng bạt, lượng cho ăn bắt đầu là 1kg/100.000 con/ngày và dựa vào tỉ lệ sống đã xác định ở trên để đinh lượng thức ăn. Trong tuần đầu tiên lượng thức ăn tăng thêm mỗi ngày là 300 g. Thời gian cho ăn: 7h, 12h, 17h, 21h.

4.1. Mỗi bữa ăn đều phải trộn khoáng và vitamin C: vì tôm cần rất nhiều khoáng chất mà hàm lượng khoáng trong ao nước ngọt rất hạn chế. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi. Vitamin C giúp tôm tăng cường sức đề kháng.

4.2. Sử dụng sàng ăn: cho vào sàng với lượng 2-2.5g/kg thức ăn, cứ 1.500 m2 dùng 1 sàng, kiểm tra sàng sau 2 tiếng.

Bảng 2: Cách sử dụng sàng ăn

Thức ăn trong sàn

Phân tôm

Bữa tiếp theo

Hết

Không có phân hoặc phân ngắn

Tăng 5-7%

Hết

Phân dài

Duy trì lượng cho ăn

Còn dư

 

Giảm 20-40%

 

5. Quản lý môi trường nước

5.1. Sử dụng nước ót: Để cung cấp khoáng cho môi trường nước

+ Nước ót có độ mặn từ 120-150‰, nếu nước ót có độ mặn thấp hơn 100‰ thì vi khuẩn Vibrio vẫn còn  tồn tại, nếu độ mặn cao hơn 160‰ thì muối sẽ bị kết tinh dẫn đến mất một số khoáng chất thiết yếu.

+ Sử dụng nước ót bất kỳ khi nào nếu phát hiện thấy dấu hiệu thiếu khoáng ở tôm như mềm vỏ, vỏ xanh, vỏ nổi trên bề mặt ao.

+ Sử dụng định kỳ:

Lần 1: Trước thả giống: 8.000 lít/4.000m3

Lần 2: Cho vào lồng bạt (trước thả giống): 7.000 lít/4.000m3

Lần thứ 3: Cuối tháng thứ nhất: 10.000 lít/4.000m3

Lần thứ 4: Cuối tháng thứ 2: 14.000 lít/4.000m3

Lần thứ 5: Trước thu hoạch: 14.000 lít/4.000m3

+ Nước ót được bơm vào ao qua ống PVC được đục các lỗ nhỏ li ti và đặt ngay trước giàn quạt nhằm mục đích giúp nước ót hòa tan đều trong nước ao. Nếu không nước ót sẽ lắng xuống đáy ao và tôm sẽ chết.

5.2. Các chú ý khác

– Định kỳ đánh vi sinh đã ủ lên men với tần suất 1 tuần/lần

– Bổ sung 10 kg MgO/ha vào trước ngày trăng tròn 1 ngày để cung cấp khoáng: Vì vào thời điểm này tôm thường lột xác đồng loạt.

–  Bón 25 kg K2O với tần suất 2 tuần/lần

–  Cứ 10 ngày bón vào khu vực tập trung nhiều bùn 300 kg muối sống/ha để sát trùng đáy ao. Sau đó 2 ngày đánh men vi sinh.

–  Bón vôi dolomite để duy trì độ kiềm > 120 ppm

–  pH: Duy trì pH buổi sáng không thấp hơn 7.5 và buổi chiều không cao hơn 8.2, pH thấp thì tăng cường dùng vôi. pH cao thì tăng cường sử dụng vi sinh, hạn chế lượng cho ăn, tăng cường thay nước. Cắt tảo bằng vôi nóng CaO (liều lượng sử dụng 25kg/4000 m3 nước, đánh vào lúc 1h sáng liên tục trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả).

– Quạt nước: đảm bảo 1 HP cho 400 kg tôm, giám sát kỹ hàm lượng oxy hòa tan (DO) nhất là vào thời điểm từ 0h-5h sáng, đảm bảo DO luôn cao hơn 5 mg/l.

– Kiểm tra sức khỏe tôm: thời điểm tốt nhất là 2-5 giờ sáng, việc kiểm tra vào thời điểm này có thể giúp dự đoán vấn đề về sức khỏe tôm trong 2-3 ngày tiếp theo từ đó có các biện pháp phòng trừ thích hợp

6. Dịch bệnh

Các ao nước ngọt nếu kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì khả năng nhiễm một số bệnh thường gặp do Vibrio gây ra là rất thấp. Trong trường hợp của ChaiWat trang trại của anh không bị ảnh hưởng bởi dịch EMS, tỷ lệ vụ nuôi thất bại rất thấp (< 10%).

Chaiwat đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình với 23 trang trại xung quanh và bây giờ những trang trại đó cũng hiếm khi gặp thua lỗ.

Kết luận

Nuôi tôm là cả một sự nghiệp, thành công đến không phải nhờ vào sự may mắn mà dưạ trên sự đầu tư bài bản hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống ao chứa, ao xử lý nước thải. Và quan trọng hơn nữa người quản lý phải học hỏi không ngừng. Mô hình trên đây có thể là một gợi ý hay.

Bài viết được tổng hợp chủ yếu từ Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Châu Á Thái Bình Dương (Aquaculture Asia Paciffic) và có bổ sung thêm một số kinh nghiệm của tác giả. Chúc các bạn và bà con thành công!

Tags: tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, mo hinh nuoi tom, quy trinh nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi cá biển trong lồng hợp kim đồng Nuôi cá biển trong lồng… Chăn nuôi thủy sản an toàn Chăn nuôi thủy sản an…