Tin nông nghiệp 160.000ha cà phê đã tới tuổi cụ, tái canh vẫn... dậm chân tại chỗ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

160.000ha cà phê đã tới tuổi cụ, tái canh vẫn... dậm chân tại chỗ

Tác giả Thanh Xuân - Hồ Hương, ngày đăng 22/02/2016

160.000ha cà phê đã tới tuổi cụ, tái canh vẫn... dậm chân tại chỗ

160.000ha cà phê đã tới tuổi “cụ”

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) hiện cả nước có khoảng 650.000ha cà phê, tuy nhiên có tới 140.000 – 160.000ha diện tích cà phê đã già cỗi, từ 15 đến trên 20 năm tuổi, cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5 năm tới.

Thực trạng những vườn cà phê già cỗi đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng và chất lượng hạt cà phê. Năm 2011, năng suất bình quân cà phê cả nước đạt 23,5 tạ/ha, đến năm 2014 chỉ còn 22,2 tạ/ha.

Vướng khâu quy hoạch

Ông Võ Văn Chân - Trưởng ban khách hàng hộ sản xuất và cá nhân Ngân hàng NNPTNT (Agribank) cho biết: Đề án tái canh chỉ hỗ trợ tín dụng đối với những diện tích nằm trong diện quy hoạch, trong khi các tỉnh mới chỉ có quy hoạch chung, chưa có quy hoạch chi tiết đối với ngành cà phê nên Agribank chưa có căn cứ để xây dựng phương án cho vay.
Đối với nông dân, khi tái canh cà phê, họ sẽ bị mất nguồn thu nhập từ 5-6 năm. Trong khi đó, vốn đầu tư cho tái canh khá lớn, khoảng trên 150 triệu đồng/ha/3 năm đầu; cùng với đó, tài sản trên đất của nông dân nhiều khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, gây khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản bảo đảm và thực hiện hợp đồng thế chấp, dẫn tới việc giải ngân vốn để tái canh cà phê gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Viết Vinh – Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, bài học của Colombia trước đây sản lượng cà phê của họ lên tới 18 triệu bao mỗi năm (mỗi bao cà phê 60kg) nhưng sau đó một diện tích cà phê rất lớn đã đến tuổi “cụ” mà nước này lại không triển khai tái canh kịp thời, dẫn tới sản lượng giảm xuống còn 7 triệu bao/năm.

Tuy nhiên, Colombia hiện đã triển khai quyết liệt tái canh, họ có cả Đề án cấp quốc gia với sự chỉ đạo của Chính phủ xuống các bộ ngành phối hợp với các địa phương thực hiện nên đến nay sản lượng của họ đã tăng dần trở lại và đạt khoảng 11 triệu bao. “Chúng ta cũng có tới 160.000ha diện tích cà phê đã lên tuổi “cụ”, nếu không quyết liệt thực hiện tái canh thì chắc chắn sẽ rơi vào hoàn cảnh như Colombia” - ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, dù Nhà nước đã dành gói hỗ trợ tín dụng 12.000 tỷ đồng cho tái canh cà phê nhưng hiện nay vấn đề giải ngân đang rất chậm.

Nguyên nhân chính là do nhiều diện tích cà phê của người dân chưa có sổ đỏ nên không thể dùng làm tài sản thế chấp vay vốn. Mặt khác, với lãi suất cho vay tái canh cà phê trong thời gian qua còn quá cao, trong khi cà phê đang cho thu, nếu bảo người dân chặt bỏ mà phải chờ tới 3 năm sau mới cho thu hoạch trở lại thì nhiều người cũng không mặn mà.

Cần chỉ đạo quyết liệt

Bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê 721 (huyện Eakar, Đăk Lăk) nói: “Khó khăn nhất khi thực hiện tái canh cà phê là nguồn vốn”. Theo bà Thủy, để doanh nghiệp, người dân có cơ hội tiếp cận vốn thực hiện tái canh cà phê nhiều hơn, không nên chỉ định một ngân hàng là Agribank cho vay, vì có thể sẽ tạo ra độc quyền. Thay vào đó, cần mở ra cho nhiều ngân hàng thương mại tham gia.


Trong khi đó, theo Hiệp hội Cà phê Ca cao, muốn tái canh cà phê thành công phải có mục tiêu và làm theo kiểu “cuốn chiếu”, thực hiện từng khu vực thành công rồi sau đó chuyển sang khu vực khác. Nhà nước cũng cần hoàn thiện quy trình tái canh để rút ngắn thời gian thực hiện như làm bầu lớn cho cây cà phê, trồng ghép chồi… để cà phê phát triển nhanh hơn.

“Đặc biệt là Nhà nước cần có thêm chính sách và các gói hỗ trợ khác như hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, thậm chí cả gạo như hỗ trợ trồng rừng thì chương trình tái canh cà phê mới sớm đi vào cuộc sống” - ông Vinh đề xuất.

Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - nơi có nhiều kinh nghiệm tốt trong tái canh cây cà phê chia sẻ, trong quá trình thực hiện tái canh cà phê, địa phương nào cũng khó khăn về vốn do cây trồng này dài ngày, khi thực hiện tái canh sẽ không thể cho thu nhập ngay. “Nhưng chúng tôi đã huy động vốn đầu tư của nông hộ và dành riêng gói tín dụng 2.800 tỷ đồng cho chương trình tái canh cà phê nên vấn đề về vốn đã được giải quyết” - ông S nói.

Nhiều chuyên gia nhận định, không phải tỉnh nào cũng có điều kiện để làm được như Lâm Đồng, nhất là các tỉnh có diện tích cà phê lớn còn lại đều là những địa phương còn rất khó khăn. Trong khi nhiều hộ trồng cà phê vẫn thuộc diện nghèo, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ thì Đề án tái canh cà phê sẽ khó đạt được mục tiêu.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thị trường xuất khẩu nông sản 2016 mỹ khả quan, Nga tiềm năng lớn Thị trường xuất khẩu nông… Cần Thơ phát hiện hàng trăm tấn phân bón không rõ nguồn gốc, hết hạn Cần Thơ phát hiện hàng…