Tin nông nghiệp 1.000 nông dân An Giang cùng xử lý rác thải
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

1.000 nông dân An Giang cùng xử lý rác thải

Tác giả Mộc Trà, ngày đăng 19/12/2015

1.000 nông dân An Giang cùng xử lý rác thải

Chỉ sau 1 tháng phát động tại các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn và thành phố Long Xuyên và 2 ngày diễn ra sự kiện, chiến dịch đã thu gom và tiêu hủy 3,5 tấn vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng.

Mối nguy tiềm ẩn

Theo thống kê của Chi cục BVTV An Giang, hiện tại, chỉ tính riêng địa bàn tỉnh này đã có hơn 7.000 tấn vỏ chai, bao bì tồn đọng ngoài môi trường.

Nguyên nhân là một phần lớn nông dân chưa thay đổi tập quán canh tác, cụ thể là vẫn còn lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc chưa thật sự cần thiết, không theo nguyên tắc "4 đúng" và khuyến cáo của ngành nông nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.

Cứ sau mỗi đợt phun thuốc BVTV để phòng, trừ sâu bệnh gây hại cây trồng...

là các cánh đồng lại ngập tràn vỏ chai lọ, bao bì thuốc BVTV bị vứt tràn lan, bừa bãi.

Không phải nông dân nào cũng muốn xả rác, nhưng mang về nhà thì không có chỗ chứa, lại sợ ảnh hưởng đến vệ sinh gia đình mình nên hoặc đốt, hoặc vứt lại ngoài đồng, trên bờ ruộng, đê điều, kênh rạch...

Được mệnh danh là “vựa lúa” của khu vực phía Nam với hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp nhưng thử hỏi toàn tỉnh An Giang có được bao nhiêu bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc BVTV? Mà nếu có thì số lượng cũng khiêm tốn như muối bỏ bể.

Tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do dư lượng thuốc BVTV còn tồn đọng trong bao bì.

Việc vứt bừa bãi vỏ bao bì đựng thuốc BVTV ngoài đồng vô tình thải thêm thuốc ra môi trường sống.

Bao bì đựng thuốc BVTV rất lâu phân hủy, gây độc hại cho đồng ruộng, kênh rạch.

Một lượng thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng ngấm vào đất, nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

Nếu lấy để tưới rau màu hay nuôi trồng thủy sản sẽ làm rau màu bị ô nhiễm, giảm năng suất, thủy sản chết hàng loạt.

Đồng thời, tồn dư của thuốc BVTV ngấm xuống mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và hệ thống nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt của người dân.

Ngoài ra, việc vứt bỏ tràn lan bao bì thuốc BVTV đã gây mất mỹ quan đồng ruộng, tạo một hình ảnh xấu không phù hợp với phong trào xây dựng nông thôn mới mà Nhà nước ta đang phát động.

“Môi trường sạch – Cuộc sống xanh”

Ngày 3/12, mới tờ mờ sáng sớm mà dòng người đã đổ về UBND các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên, ai cũng “tay xách nách mang” từng bao tải, thậm chí có người phải huy động cả người nhà để mang vác cùng.

Lần đầu tiên tại An Giang có một chương trình vận động thu gom và xử lý vỏ chai, bao bì thuốc BVTV với quy mô toàn tỉnh được tổ chức.

Từ khi Syngenta Việt Nam và Chi cục BVTV An Giang phát động cách đây 1 tháng, bà con ai cũng bảo nhau gom nhặt vỏ chai có sẵn trong nhà mình và cả ở khu vực công cộng, đồng ruộng để đem đến và đổi lấy những phần quà rất thiết thực với cuộc sống như đường, dầu ăn, bột giặt.

Vừa dọn dẹp đồng ruộng lại vừa có quà nên các quầy đổi quà đông nghẹt, nhân viên phụ trách quầy làm liên tục không ngơi tay mà vẫn không kịp.

Bác Lê Thành Cát, ngụ tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn chia sẻ: “Tôi làm nông được trên 30 năm rồi, mỗi vụ chắc phải gom được cả mấy chục lần cái này ấy chứ.

Bình thường tui hay mướn người để xịt, họ pha xong toàn vứt ngoài kênh ruộng thôi, phải đến 99% ấy.

Trước đây đi làm ruộng còn hay xuống sông tắm, chứ bây giờ chẳng ai dám xuống nữa vì biết nước toàn pha thuốc trừ sâu thôi.

Các chú tổ chức chương trình này rất hay, tui còn mong có nhiều lần hơn nữa để bà con hiểu hơn về môi trường và nguồn nước sạch”.

Bác Nguyễn Văn Minh, nông dân xã An Hòa, huyện Châu Thành bồi hồi chia sẻ:

“Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, An Giang là quê hương, là máu mủ ruột rà, nên nhìn quê hương sạch đẹp, trẻ con trong lớn lên trong môi trường trong lành sẽ mạnh khỏe mà không lo bị hóa chất là tôi vui lắm.

Mong mãi rồi cũng có ngày được tham dự một sự kiện ý nghĩa như thế này, cảm ơn ban tổ chức nhiều lắm”.

Vì có ý nghĩa như thế nên bà con nào cũng háo hức và còn vận động cả người thân, hàng xóm của mình tham dự.

48 giờ đồng hồ và 3,5 tấn rác thải

Rạng sáng ngày 4/12, trong khuôn khổ sự kiện chính, gần 150 nhân viên Syngenta, cán bộ Chi cục BVTV An Giang và 150 em học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Châu Phú cùng nhau ra quân xuống đồng.

Đây là một phần cam kết của Syngenta rằng mỗi nhân viên Syngenta là một đại sứ và luôn có trách nhiệm với cộng đồng tại các địa phương nơi công ty hoạt động.

Trong cái nắng chang chang gần 39 độ C, hơn 150 con người trong màu áo xanh đã cùng nhau chung sức dọn dẹp hơn 1 ha đồng ruộng, thu được gần 100 kg vỏ chai, bao bì.

Màu áo xanh tiếp tục phủ xanh hội trường của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Châu Phú khi 200 nông dân từ các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên quy tụ về đây cùng 300 nông dân huyện Châu Phú để tham dự sự kiện chính.

Ngoài đổi quà và tham dự trò chơi, bà con còn được các cán bộ kỹ thuật tập huấn trực quan về Quy tắc "4 đúng" và Cách thức sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả để nâng cao tác dụng của thuốc và bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Đến cuối chương trình, 500 nông dân đã cùng nhau ký vào bản cam kết bảo vệ môi trường được tạo hình độc đáo thành 1 rừng cây với mỗi chữ ký là 1 chiếc lá; đặt những viên gạch đầu tiên cho cam kết dài lâu của chính nông dân Việt Nam đối với đồng ruộng, với đê điều kênh rạch, với quê hương của mình.

Chúng tôi gặp bác Huỳnh Văn Tăn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, khi bác đang chăm chú xem lại những thông tin về Quy tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc BVTV.

Vốn là người dân tộc Khơ Me, nhà ở sát biên giới nên suốt đêm qua bác không ngủ được, cứ háo hức chờ đến sáng.

Khi trời tờ mờ sáng lúc 4h cũng là lúc bác lên đường đến sự kiện.

Bác Tăn chia sẻ: “Thấy sự kiện hay quá nên xa mấy cũng phải đi.

Mà đúng thật, nhờ sự kiện này mà tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc gom bao bì vỏ thuốc sau khi sử dụng cũng như quy tắc "4 đúng" trong việc sử dụng thuốc BVTV.

Tôi sẽ luôn tuân thủ và nhắc nhở người nhà cũng như các nông dân lân cận làm theo.

Tôi cầu mong là có nhiều hơn nữa những sự kiện có ý nghĩa như thế này cho dân được nhờ”.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết: “Tôi rất cảm động trước ý tưởng nhân văn của Syngenta đối với cộng đồng nông thôn.

Việc xử lý bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng là vấn đề mà các cấp quản lý ở địa phương trong đó có Chi cục BVTV An giang rất quan tâm và mong muốn được triển khai rộng rãi.

Xin gửi lời cảm ơn đến Syngenta đã chung tay giúp chúng tôi thực hiện được công tác này và góp phần đánh động ý thức của bà con nông dân trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.”

Ông Kumardev Datta, Tổng GĐ Cty Syngenta Việt Nam phát biểu: “Quan tâm tới cộng đồng luôn gắn với hoạt động của Syngenta tại bất kì nơi nào chúng tôi hiện diện.

Chương trình này thể hiện mong muốn của chúng tôi được mang đến những lợi ích tốt nhất cho người nông dân Việt Nam, không chỉ thông qua những sản phẩm và giải pháp chất lượng cao mà còn những hoạt động xã hội thiết thực giúp nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả tại các cộng đồng nông thôn”.

Chiến dịch kết thúc khi những đoàn xe tải chở gần 4 tấn rác thải hướng về nơi xử lý, để lại đằng sau những cánh đồng lúa xanh rì và những bờ đê, bờ kênh sạch bóng rác, góp phần trả lại nét văn minh sạch đẹp cho vùng quê Việt Nam.

Trong tháng 1/2016, Syngenta sẽ tiếp tục đóng góp cho cộng đồng với chương trình “Mái ấm cho nông dân” nhằm mang lại mái ấm cho các nông dân nghèo tại các tỉnh khó khăn khu vực phía Bắc là Hà Giang, Hà Nam, Yên Bái, Phú Thọ và Nam Định.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nông nghiệp Quảng Bình phát triển mạnh Nông nghiệp Quảng Bình phát… Chi hơn 21 tỷ USD nhập phân bón, ngô, đậu Chi hơn 21 tỷ USD…