Mô hình kinh tế Ứng Dụng Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Nhân Giống Hoa Lan Hồ Điệp
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Ứng Dụng Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Nhân Giống Hoa Lan Hồ Điệp

Ngày đăng 08/03/2012

Ứng Dụng Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Nhân Giống Hoa Lan Hồ Điệp

Lan hồ điệp là một trong những giống lan rất được yêu thích không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Bên cạnh đó hoa hồ điệp rất lâu tàn, độ bền bông cao nên là sự lựa chọn làm vật trang trí, tạo cảnh quan trong các ngày lễ, tết. 
Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu tốt cho lan hồ Điệp sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu chơi lan hồ điệp của người dân, nhất là tại các đô thị lớn ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu hoa lan Hồ Điệp trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi phải có một số lượng lớn cây giống, đồng đều. Tuy nhiên, lan hồ điệp lại là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp trong điều kiện nhân vô tính tự nhiên. Do đó việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp nhân giống tối ưu cho lan hồ điệp là hết sức cần thiết.

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô là thạc sỹ  Hoàng Thị Nga, cán bộ Viện Sinh học nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Thạc sỹ Hoàng Thị Nga cho biết: “Lan hồ điệp khác các loại cây khác là nó không thể đẻ thân, tách nhánh. Một cây thì chỉ là một cây sinh trưởng mãi mãi. Vì vậy, chỉ bằng phương pháp nuôi cấy mô thì mới nhân số lượng cây lan hồ điệp được.”

Sau nhiều năm nghiên cứu, Thạc sỹ Hoàng Thị Nga và các cộng sự của mình ở Viện Sinh học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng được quy trình nhân giống lan hồ điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô với số lượng lớn. Để có thể tiến hành việc nhân giống bằng nuôi cấy mô, các chị đã sử dụng mắt ngủ trên phát hoa và quả lan để làm nguồn vật liệu cho việc nuôi cấy.

Theo chị Nga, lan Hồ điệp là cây đơn thân, việc nuôi cấy mô không chỉ tạo ra các cây con đồng nhất giống như cây mẹ mang tính trạng tốt mà phương pháp này còn có ưu thế công nghệ nhân giống không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh, không chiếm nhiều diện tích. Người ta có thể nhân nhanh một số lượng giống cây quý, được ưa chuộng.

Hiện nay, một số lượng lớn lan hồ điệp được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô của Viện sinh học Nông nghiệp- ĐH nông nghiệp HN đã được chuyển giao cho nông dân sản xuất. Hiện nay với giá thành cây giống khi ra vườn sản xuất khoảng 3000 – 4000 đồng/ cây, người trồng hoa cũng không cần phải đầu tư nhiều bởi cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh và họ không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Chúng tôi đến thăm vườn lan hồ điệp của anh Nguyễn Văn Long, ở Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội. Toàn bộ số lan hồ điệp trong vườn là do anh Long mua cây giống được nhân giống theo phương pháp cấy mô. Anh Long chia sẻ: “Cây lan cây mô sinh trưởng tốt, đồng đều, ra hoa cũng đều. Người tiêu dùng rất ưa chuộng, mình bán được giá đồng loạt.”

Theo lời anh Long, lan hồ điệp được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô có độ đồng đều cao, ít bị sâu bệnh, cho hoa đẹp, cánh dầy. Những năm gần đây, người Hà Nội thịnh hành xu hướng mua lan hồ điệp để chơi tết. Do vậy, những nhà vườn như anh chọn lan hồ điệp được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô để có thể cung cấp cho thị trường với số lượng lớn.

Để trồng lan hồ điệp nuôi cấy mô hiệu quả, các nhà vườn trồng lan cần phải đầu tư nhà vườn tương đối hiện đại, nhiệt độ, ánh sáng hợp lý thì cây lan này mới phát huy hết khả năng sinh trưởng và cho chất lượng hoa cũng như giá trị kinh tế cao.

Bời vì theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cây lan nuôi cấy mô sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng thích hợp với từng chu kỳ sinh trưởng và cần được điều chỉnh thường xuyên. Do đó sự thích nghi với thời tiết kém hơn so với lan nhân giống tự nhiên.

Thành công với việc nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô, hiện nay các nhà khoa học của trung tâm công nghệ sinh học, trường ĐH nông nghiệp I  đang tiếp tục  nghiên cứu, nhân giống và trồng thử nghiệm trong nhà lưới các giống hoa khác bằng công nghệ nuôi cấy mô để có đủ tập đoàn giống hoa , nhằm hướng tới hỗ trợ cho nông dân  ở các  đô thị phát triển ngành công nghiệp trồng hoa không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Công nghệ nuôi cấy mô đang thực sự là công cụ hữu hiệu cho ngành nhân giống và chọn tạo giống, không chỉ giúp nông dân chủ động việc nhân giống mà nuôi cấy mô còn là nền tảng cho công nghệ chuyển gen. Công nghệ nuôi cấy mô còn giúp việc trao đổi giống quốc tế các nguồn gen sạch bệnh nuôi trong ống nghiệm được thực hiện một cách dễ dàng hơn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh Nghiệm Khai Thác Nhựa Cây Sơn Kinh Nghiệm Khai Thác Nhựa… Lâm Đồng: Nỗi Lo Dưa Hấu Trái Vụ Khó Tiêu Thụ Lâm Đồng: Nỗi Lo Dưa…