Cà chua Trồng Cà Chua Vụ Mưa Giá Bán Cao Gấp 2 -3 Lần
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng Cà Chua Vụ Mưa Giá Bán Cao Gấp 2 -3 Lần

Ngày đăng 13/04/2012

Trồng Cà Chua Vụ Mưa Giá Bán Cao Gấp 2 -3 Lần

Cà chua có thể trồng từ tháng 12 - 1 (vụ đông – xuân) hoặc tháng 6 - 7 (vụ mưa). Vụ mưa năng suất thấp, nhưng giá bán cao, giống thích hợp để trồng là KBT4, số 12, SB2, S901.

Còn giống trồng vụ đông xuân tương đối đa dạng: Giống địa phương, Ấn Độ, SB3, một số giống F1 của nước ngoài như S902, Delta, VL 2000, HP5, S901, ...

Cần phơi hạt giống 2 - 3 nắng trước khi gieo để diệt một số mầm bệnh. Ngâm hạt trong dung dịch Na2PO4 10% trong 2 giờ, sau đó xả bằng nước lạnh khoảng 45 phút, hong khô trong điều kiện mát. Có thể trộn hạt với một số loại thuốc trừ nấm bệnh như Rhidomil, Benlat C (5 mg/10 gram hạt).

Đất gieo phải tơi xốp, thoát nước, được trộn với lượng phân như sau (cho 10m2): 5 - 6kg phân chuồng + 100 gram phân lân + 20 gram thuốc trừ kiến (Basudin, Oncol). 10 ngày sau gieo có thể tưới thúc hỗn hợp NPK (20-20-15+TE). Khi cây con được 6 - 7 lá thật, cao 15 – 20cm có thể đem trồng.

Đất cày và bừa 1 lần, lên luống. Phân chuồng phải được bón lót trước khi cấy 3 - 7 ngày theo rãnh hoặc hốc. Luống rộng 0,9 - 1m; rãnh tưới 0,2 - 0,3m.

Nếu áp dụng phủ luống bằng nylon hoặc rơm thì khi cày bừa nên hình thành những đường phân lô trên ruộng nhằm tạo một hệ thống dẫn nước tưới ngấm vào luống trồng sau này. Nylon được phủ trước khi trồng, đục lỗ theo khoảng cách trồng và được giữ trên luống bằng những ghim kẽm bẻ hình chữ U. Nếu phủ rơm, sau 3 ngày phải phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Dual, Nufarm.

Mật độ trồng khoảng 18.000-20.000 cây/ha với khoảng cách: Cây x cây = 0,4 - 0,5m.

Lượng phân bón cho 1 ha là: đạm (N) 125 kg; lân: 79kg (P2O5); kali: 125kg (K2O); phân chuồng hoai: 15 tấn (có thể thay 5 tấn phân hữu cơ chế biến).

Bón lót 3 - 7 ngày trước khi cấy với toàn bộ phân chuồng (hoặc phân hữu cơ chế biến), 2/3 lượng phân P2O5 và 1/4 K2O .

Bón thúc lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày với liều lượng 1/3 P2O5, 1/4 K2O, 1/5 N. Bón thúc lần 2 sau trồng 20 - 25 ngày với lượng 2/5 N, 1/4 K2O. Bón thúc lần 3 sau trồng 35-40 ngày với 2/5 N, 1/4 K2O còn lại.

Trong điều kiện phủ luống, lượng phân thúc lần 2 và 3 được ngâm và tưới vào gốc, chia làm 4 lần (1 tuần /lần). Trong giai đoạn từ 25 - 50 ngày sau trồng có thể tưới thúc cho cây (dùng phân NPK). Sau giai đoạn này không nên tưới thúc.

Có thể sử dụng NPK hỗn hợp: Bón lót: 5 tấn phân hữu cơ chế biến +100kg NPK(20-20-15) + 250kg lân Văn Điển. Bón thúc 1 (7 - 10 ngày sau trồng): 100kg NPK(20-20-15). Bón thúc 2 (20 - 25 ngày sau trồng): 250kg (20-0-20 +TE) và bón thúc 3 (35 - 40 ngày sau trồng): 250kg (20-0-20 +TE).


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cà Chua Trái Vụ Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cà… Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Ghép Trái Vụ Tại Đồng Bằng Sông Hồng Kỹ Thuật Trồng Cà Chua…