Mô hình kinh tế Trăn Trở Chè VietGAP Ở Lộc Thanh (Lâm Đồng)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trăn Trở Chè VietGAP Ở Lộc Thanh (Lâm Đồng)

Ngày đăng 25/06/2014

Trăn Trở Chè VietGAP Ở Lộc Thanh (Lâm Đồng)

Năm 2012, các thôn Tân Bình 1, Tân Bình 2, Thanh Xuân 1 và Thanh Xuân 2 (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) được chọn làm vùng quy hoạch để triển khai Dự án sản xuất chè VietGAP của tỉnh. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, đến nay, những khó khăn của dự án đã bắt đầu nảy sinh.

Sau khi Dự án sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng triển khai tại 4 thôn của xã Lộc Thanh, thì nơi đây chính thức trở thành vùng chuyên canh chè theo hướng an toàn của tỉnh.

Theo thống kê, hiện nay, toàn xã Lộc Thanh đã có 77 hộ được cấp Giấy chứng nhận chè VietGAP, với tổng diện tích khoảng 40ha. Như vậy, không thể phủ nhận những mặt tích cực mà Dự án chè VietGAP đã và đang mang lại cho người dân vùng “xứ đạo”.

Dự án sản xuất chè VietGAP ở Lộc Thanh có vốn đầu tư khoảng 16 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, Ban Quản lý Dự án đã xây dựng được 6,2km đường giao thông nội đồng để phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm, phân bón. Trong năm 2014, theo kế hoạch, Ban quản lý Dự án sẽ triển khai xây dựng thêm hồ thủy lợi tại thôn Tân Bình 1, với diện tích 7ha và xây 30 hố xử lý rác thải nông nghiệp ngay tại vùng sản xuất chè.

Sau khi được hoàn thành, hồ thủy lợi này sẽ đáp ứng đủ nguồn nước tưới cho khoảng 30ha chè. Ngoài ra, đối với những khu vực xa hồ thủy lợi, dự án sẽ đầu tư thêm 3 giếng khoan để giúp người dân chủ động nguồn nước tưới cho chè.

Bên cạnh những hạng mục công trình của dự án đã và đang gấp rút được triển khai, thì những hộ dân tham gia sản xuất chè VietGAP còn được hỗ trợ mua máy hái chè giá rẻ với mức đối ứng 15%.

Cùng với đó, người dân vùng dự án còn được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè theo hướng VietGAP. Nhờ vậy, Dự án sản xuất chè VietGAP không chỉ giúp thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn mở ra hy vọng đổi mới tư duy sản xuất cho nông dân xã Lộc Thanh.

Ông Nguyễn Văn Lịch, một nông dân đang trồng 0,5ha chè VietGAP tại thôn Tân Bình 1, chia sẻ: “Trước đây, khi gia đình tôi còn trồng chè theo cách truyền thống, thì sau mỗi lần thu hoạch là phải phun thuốc trừ sâu ngay. Nhiều khi sâu chẳng có, nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên tôi cứ nghĩ phun cho chắc.

Nhưng, sau khi được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất chè an toàn do dự án tổ chức, thì tư duy của bà con chúng tôi đã thay đổi hẳn. Hiện nay, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn chè của chúng tôi vẫn luôn cho năng suất cao mà không cần lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật”.

Tuy nhiên, khi vườn chè VietGAP của người dân cho thu hoạch, thì cũng là lúc những khó khăn về giá cả “đầu ra” cho sản phẩm bắt đầu xuất hiện đối với người trồng chè. Anh Nguyễn Văn Sơn, một hộ dân sản xuất chè VietGAP tại thôn Tân Bình 2, phản ánh: “Khi được tỉnh chọn làm vùng triển khai Dự án sản xuất chè VietGAP, bà con chúng tôi ai cũng phấn khởi đăng ký tham gia.

Hai năm qua, năm nào chúng tôi cũng đăng ký và đều được cấp Giấy chứng nhận chè VietGAP. Nhưng, trong suốt chừng ấy thời gian, chúng tôi chưa từng thấy một doanh nghiệp hay cơ sở nào đứng ra thu mua chè, nên ai nấy đều băn khoăn lo ngại.

Hiện nay, chè của chúng tôi thu hoạch phải bán cho các lái buôn thu mua nhỏ lẻ, nên bị “đánh đồng” với giá chè thông thường ở mức từ 8 - 8,2 ngàn đồng/kg. Do không có đầu ra cho sản phẩm, nên hầu hết bà con tham gia dự án đều không còn “mặn mà” với vườn chè VietGAP”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các giống chè được người dân xã Lộc Thanh lựa chọn để sản xuất chè VietGAP đều là những giống chè cành có năng suất cao, chất lượng tốt như TB14 và LD97. Trung bình mỗi năm, các giống chè này cho năng suất từ 22 - 25 tấn búp tươi/ha.

Song, giờ đây, do không tìm được đầu ra cho sản phẩm, nên hầu hết người dân không mặn mà để tái đầu tư vườn chè VietGAP của mình. Ông Vũ Văn Pháp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thanh, cho hay: “Chúng tôi nhận thức rõ, cùng với cây cà phê thì chè là 1 trong 2 loại cây trồng chủ lực của địa phương.

Vì vậy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về đầu ra cho sản phẩm chè VietGAP, nhưng chúng tôi vẫn chủ động tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn để tiến tới xây dựng thương hiệu cho vùng chè của địa phương.

Song, chúng tôi vẫn lo lắng, nếu sản phẩm của người dân làm ra, giá bán không đúng với giá trị của nó sẽ trở thành “bình phong” để lái buôn trục lợi và làm ảnh hưởng tới dự án. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn các ngành chức năng cần có giải pháp để sản phẩm chè VietGAP của xã Lộc Thanh được khẳng định”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Khủng Hoảng Sau Thu Hoạch Khốn Khổ Vì Đầu Ra Khủng Hoảng Sau Thu Hoạch… Đồng Bằng Sông Cửu Long Giảm Lúa Tìm Sinh Kế Mới Đồng Bằng Sông Cửu Long…