Mô hình kinh tế Tôm hùm lại bị ép giá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tôm hùm lại bị ép giá

Ngày đăng 21/07/2015

Tôm hùm lại bị ép giá

Giá giảm suốt vụ

Tôm hùm thương phẩm có giá trị rất cao, là thế mạnh của người nuôi trồng các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Thế nhưng, giá tôm năm nay liên tiếp giảm từ đầu đến cuối vụ khiến người nuôi lo lắng.

Nếu như đầu năm 2015, giá tôm hùm nuôi thương phẩm cỡ 1kg đạt 1,7 - 1,8 triệu đồng/kg, đến tháng 3 giảm chỉ còn trên dưới 1 triệu đồng/kg. Với giá này, người nuôi tôm không có lãi, thậm chí lỗ, bù công. Ông Ngoan, chủ một bè tôm với gần 100 lồng tôm ở xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) cho biết, hiện đang vào chính vụ thu hoạch nên người nuôi tôm hùm bị chủ nậu ép giá. Giá tôm hùm chỉ còn dưới 1 triệu đồng, nhưng khi bán được rồi muốn lấy tiền cũng khó. Do tôm đang đến kỳ thu hoạch, lại có dịch bệnh khiến tôm chết lai rai, người dân lo lỗ nặng nên đành bán tháo với giá thấp. “Hỏi vì sao giá tôm giảm, họ chỉ nói do phía thương lái Trung Quốc hạ giá mua nên họ phải hạ giá theo”, ông Ngoan bày tỏ.

Thấy giá tôm hùm giảm, nhiều hộ nuôi cố gắng cầm cự đến cuối vụ, chờ giá lên khi thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh và nguồn cung ổn định. Anh Nguyễn Ngọc Huy, một người nuôi tôm hùm lồng ở đảo Bình Ba (Cam Ranh) cho biết, 2 vụ tôm vừa qua dân Bình Ba thắng lớn nên đầu vụ giá tôm thấp, họ duy trì chăm sóc tôm chờ gần cuối vụ giá cao mới bán. Thế nhưng, năm nay “quy luật cuối vụ tôm được giá” lại không xảy ra. “Với giá tôm ở mức 1,3 - 1,35 triệu đồng/kg tôm loại 1 như hiện nay, 1kg tôm xuất bán người nuôi sẽ bị lỗ 300.000 – 400.000 đồng so với những năm trước đó. Nếu tính tổng chi phí nuôi thêm trong vòng 3 tháng để chờ giá lên cao thì năm nay người nuôi không có lãi”, anh Huy cho biết thêm.

Tôm đi tiểu ngạch, lắm rủi ro

Từ ngày tôm hùm bén duyên trên vùng biển Khánh Hòa, có không ít gia đình khấm khá lên nhờ con tôm. Thế nhưng, 5 năm trở lại đây, khi tôm hùm được nuôi ồ ạt đã xuất hiện nhiều hệ lụy, trong đó có dịch bệnh hoành hành và tôm rớt giá.

Việc tôm bị dịch bệnh là nguyên nhân khách quan, còn về giá có quá nhiều chuyện phải bàn khi đầu ra cho tôm hùm gần như phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tại Khánh Hòa, hiện có 19.000 lồng tôm hùm thương phẩm, sản lượng hơn 900 tấn, tập trung chủ yếu ở Vạn Ninh và TP. Cam Ranh. Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh cho biết, tôm hùm ở Khánh Hòa, Phú Yên rớt giá do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc với hơn 80% xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch. “Việc xuất khẩu tiểu ngạch sẽ không thu được thuế; lại xuất chủ yếu sang một thị trường nên không kiểm soát được tình hình giá cũng như cơ cấu vụ nuôi hợp lý. Vậy nên, chúng ta luôn thiệt thòi trong cán cân xuất khẩu, vận hành thị trường”, ông Lăng nhấn mạnh.

Thực tế nhiều năm qua, thương lái Trung Quốc đã nắm đầu cán việc xuất khẩu tôm hùm. Thời gian đầu vào thị trường Việt Nam, họ tìm mọi cách để tiếp cận thị trường và các cơ sở thu mua. Họ dễ dàng trong kiểm duyệt sản phẩm và hào phóng chi tiền mua. Thế nhưng, khi nắm được thị trường thì họ thao túng giá. Anh Nguyễn Văn Dũng - một chủ thu mua tôm hùm xuất đi Trung Quốc cho biết, từ ngày thương lái Trung Quốc trực tiếp vào thị trường Việt Nam để thu mua tôm, họ đơn phương quyết định giá. Giá họ đưa ra bao nhiêu, các thương lái Việt Nam ít được mặc cả và chấp nhận hạ giá mua tôm của người nuôi để có lợi nhuận. “Mỗi khi thương lái Trung Quốc thỏa thuận, bắt tay nhau thì thị trường giá tôm họ nắm trọn và muốn “hét” giá bao nhiêu là tùy họ. Nếu tôm Khánh Hòa không bán cho những người này, thì chẳng biết bán cho ai”, anh Dũng nói.

Theo bà Trần Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, chi cục đã nhiều lần đề xuất, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chính ngạch, đứng ra liên kết với người nuôi, thu mua tôm trực tiếp để ổn định giá cả. Bên cạnh đó, tuyên truyền người nuôi tôm nên giãn thời gian nuôi, tránh dồn vào 1 vụ, bởi khi sản lượng thu hoạch nhiều rất dễ bị ép giá. Thế nhưng, những đề xuất này vẫn chưa được hưởng ứng mạnh mẽ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP? Nuôi trồng thủy sản vì… Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản Kiếm bạc triệu nhờ cá…