Tin nông nghiệp Tìm cách bảo tồn giống lợn Lop tai cụp quý hiếm của Anh
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tìm cách bảo tồn giống lợn Lop tai cụp quý hiếm của Anh

Tác giả Kim Long (PW; Pigprogress), ngày đăng 28/03/2022

Tìm cách bảo tồn giống lợn Lop tai cụp quý hiếm của Anh

Những phát hiện gần đây từ một nghiên cứu về bộ gen đã mở đường cho việc bảo tồn giống lợn Lop tai cụp bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ Vương quốc Anh.

Lợn Lop tai cụp là một trong những giống lợn bản địa quý hiếm nhất ở Vương quốc Anh. Ảnh: Linda Trotman

Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này trên lợn ở Vương quốc Anh, bằng cách xác định các dấu hiệu di truyền đặc hữu đối với giống lợn Lop (nhằm xác định một chuỗi gen hoặc DNA với một vị trí đã biết trên nhiễm sắc thể có thể được sử dụng để xác định các cá thể hoặc loài).

Nghiên cứu mới về bộ gen giống lợn Lop tai cụp được thực hiện bởi Tổ chức Rare Breeds Survival Trust (RBST) phối hợp với Hiệp hội Lợn Lop quốc gia tiến hành.

Theo đó các nhà khoa học đã nhận định rằng, mặc dù có sự đa dạng về nguồn gen (di truyền) trong giống lợn này nhưng nó cũng có mức độ giao phối cận huyết bộ gen cao và sự giảm kích thước quần thể sinh sản hiệu quả xuống mức đáng quan ngại là 40-45.

Những phát hiện mới này còn góp phần củng cố, thúc đẩy nhu cầu về thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết vấn đề giao phối cận huyết, cũng như ngăn chặn bất kỳ sự sụt giảm thêm nào về quần thể giống lợn bản địa quý hiếm này của Vương quốc Anh.

Theo các tài liệu khoa học, giống lợn Lop có nguồn gốc từ miền Tây của Vương quốc Anh. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của giống lợn Lop tai cụp chính là bề ngoài toàn thân (da và lông) màu trắng với đôi tai cụp đặc biệt chạm tới đầu mũi. Lợn Lop tai cụp cũng là một trong những giống lợn bản địa quý hiếm bậc nhất ở Vương quốc Anh vì thịt cực ngon.

Trước đó các chuyên gia tại Trường Đại học Nông nghiệp Scotland (SRUC) ở Edinburgh, Vương quốc Anh, đã tiến hành phân tích mẫu lông từ 190 cá thể lợn tại 40 trang trại chăn nuôi, cho thấy nguy cơ suy giảm nguồn gen rõ rệt và lo ngại về sự đa dạng.

Trong một bài báo trên trang web chuyên ngành SRUC, giám đốc điều hành Christopher Price của RBST cho biết: Giống lợn Lop đang ở trong giai đoạn nguy cấp và được phân loại là giống đặc biệt ưu tiên trong danh sách theo dõi của RBST do mật số đàn rất thấp cùng với những lo ngại về sự đa dạng di truyền. Việc chỉ thị di truyền lần đầu tiên này đối với giống lợn Lop tai cụp không chỉ cung cấp cơ sở cho việc chọn tạo ra giống lợn tốt nhất cho các chương trình nhân giống mà còn lưu trữ vật liệu di truyền, cho phép chúng tôi tiến hành các chương trình phù hợp để tăng tính đa dạng di truyền trên giống lợn bản địa quý hiếm này.

Đây là một nghiên cứu thực sự quan trọng để đảm bảo các giống lợn bản địa quý hiếm khác của chúng ta có thêm cơ hội được bảo tồn, duy trì nguồn giống. Động thái mới lần đầu tiên thuộc loại này cũng mở ra hy vọng, nó sẽ thiết lập một khuôn mẫu cơ sở cho các giống loài quý hiếm khác có thể tiếp cận và truy cập dữ liệu di truyền tương tự”.

Trong một bản tin mới phát đi, giáo sư Georgios Banos của SRUC cho biết: “Công trình này thể hiện sự độc đáo về mặt di truyền của giống lợn Lop của Anh. Chúng tôi đã sử dụng các công nghệ và dữ liệu hiện đại để thu thập thông tin có thể được sử dụng như một thử nghiệm thực tế về độ thuần chủng của giống và thông báo các chiến lược nhân giống nhằm bảo vệ tính nguyên trạng của giống".

Nghiên cứu bộ gen là một phần của dự án kéo dài 5 năm, bắt đầu vào năm 2019 với tư cách hợp tác giữa RBST và Hiệp hội Lợn Lop quốc gia Anh. Hiện tại các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành thu thập phôi và tinh dịch để hỗ trợ bảo tồn  giống và lưu trữ vật liệu di truyền nhằm chuẩn bị cho những tình huống khủng hoảng trong tương lai.

Theo cuốn sổ tay phả hệ ghi chép các dữ liệu của giống lợn này, được xuất bản vào năm 1921, đa số quần thể lợn Lop được nuôi nhiều ở phía tây nam nước Anh. Cho tới những năm sau Thế chiến thứ hai, chính phủ Anh khuyến nghị việc chăn nuôi, sản xuất được tiêu chuẩn hoá chủ yếu đối với ba giống lợn gồm Large White (Đại Bạch), Welsh và Landrace) đã dẫn đến sự suy giảm về mật số của các giống lợn khác, trong đó có Lop. Tính đến những năm 1960 và 1970, ước tính chỉ có khoảng 11 nhà lai tạo còn nuôi giữ giống lợn Lop tai cụp thuần chủng.

Lợn Lop nổi trội vì thể trọng nặng và nhiều thịt hơn so với các giống lợn Welsh hoặc lợn Landrace. Giống lợn này trước đây được phát triển chủ yếu để nuôi ngoài trời, theo kiểu nuôi thả vườn hoặc quảng canh. Khác với hầu hết các giống lợn Anh nổi tiếng khác, giống lợn tai cụp Anh hầu như không bị lai tạp hay du nhập sang châu Á ở thế kỷ 19 (không lai tạp với lợn châu Á). Vì vậy nó được coi là giống lợn bản địa thuần chủng và nổi tiếng là đặc tính hiền và dễ nuôi.

Lợn Lop hay còn gọi là lợn tai cụp Anh (British Lop) là một giống lợn bản địa lâu đời của nước Anh. Đây là một giống lợn có tầm vóc và thể trạng lớn, tên gọi của chúng (tai cụp-Lop) được đặt dựa theo hình dáng bên ngoài của hai chiếc tai lớn, phủ kín lên mặt. Mặc dù giống lợn này hiện số lượng có tăng cao hơn so với những năm 60 và 70, nhưng vẫn được liệt vào danh mục giống nguy cấp. Nhiều chuyên gia từng so sánh rằng, giống lợn tai cụp Anh hiện còn hiếm hơn cả loài gấu trúc.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giống lúa TBR97 thể hiện nhiều ưu điểm trên chân đất nghèo dinh dưỡng Giống lúa TBR97 thể hiện… 'Bà đỡ' cho nông dân tái canh cà phê 'Bà đỡ' cho nông dân…