Mô hình kinh tế Thầy giáo Mường nuôi lợn bán hoang dã thu 800 triệu mỗi năm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thầy giáo Mường nuôi lợn bán hoang dã thu 800 triệu mỗi năm

Tác giả Ngọc Thành, ngày đăng 04/07/2017

Thầy giáo Mường nuôi lợn bán hoang dã thu 800 triệu mỗi năm

Mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng, trang trại lợn bán hoang dã của thầy giáo người Mường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thầy giáo Hoàng Văn Thuận (Quê Sụ, Cao Răm, Hòa Bình) chăn nuôi lợn rừng, lợn mán theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng. Hàng sáng thầy đi dạy, chiều về cùng với 2 nhân công khác chăm sóc đàn lợn.

Tổng diện tích đất đồi 4 ha chủ yếu trồng bạch đàn, bên dưới chăn thả lợn. Toàn bộ được chia thành 3 khu, khu chăn nuôi lợn nái đẻ, khu chăn nuôi lợn con, khu thả lợn chạy đồi. Mô hình chăn nuôi của gia đình là thả rông, ngày cho ăn hai lần, không mất nhiều thời gian chăm sóc. 

"Năm 2004, Nhà nước hỗ trợ con lợn rừng đầu tiên với mục đích cải thiện giống lợn bản địa, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ con giống ban đầu đã gây ra được nhiều cá thể. Sau nhiều năm nuôi, lai tạo tự nhiên, hiện trại đã có hơn 300 cá thể cả lợn mán và lợn rừng đủ tuổi xuất chuồng.

Lợn giống bố được bắn khuyên vào tai, giúp chủ trang trại theo dõi nhằm tuyển chọn để tránh cận huyết khi lai tạo, giao phối. Lợn đực gây giống trong khoảng vài năm sẽ phải thay thế lợn bố mẹ mới.

"Giai đoạn chuyển giao lợn giống ban đầu, để sở hữu một con lợn đực giống phải bỏ ra gần 40 triệu đồng, vượt quá số tiền lương công chức dành dụm một năm của 2 vợ chồng", chị Linh vợ anh Thuận nói.

 

Thức ăn chính của lợn là cỏ voi, chuối rừng, ngoài ra còn được bổ sung thêm ngô, cám gạo, bã bia, cỏ voi, cây dược liệu. Các loại cây dược liệu như hoàn ngọc, cây sài đất, chè khổng lồ có tác dụng phòng bệnh và cho hàm lượng đạm trong thịt cao.

 

Cây hoàn ngọc là một trong những vị thuốc nam được sử dụng thường xuyên nhất, làm thức ăn trực tiếp hoặc trộn lẫn với các loại thức ăn khác để tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, thịt săn chắc.

 

"Áp dụng mô hình nuôi dưỡng bán hoang dã dưới tán rừng nên ngày cho ăn 2 bữa, mỗi bữa một lượng ít gọi là thức ăn bổ sung. Việc tạo thức ăn đặc trưng là để quản lý, theo dõi tốt từng cá thể, đặc biệt là khi lợn có bệnh", anh Thuận nói.

Diện tích rộng nên mỗi lần cho ăn phải dùng kẻng để gọi các cá thể lợn về.

 

Lợn nuôi kiểu bán hoang dã có đặc điểm là sức đề kháng tốt, lợn khỏe, thịt săn chắc. Lợn mán nuôi từ 8 tháng đạt 15kg, lợn rừng một năm đạt 25kg là có thể xuất chuồng. Theo định kỳ tiêm phòng một số loại: Tụ huyết trùng, thương hàn, tả,... nên lợn khỏe mạnh.

Lợn được nuôi bán hoang dã nhưng khá thân thiện.

 

Giá lợn nuôi trên thị trường đang thấp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến giá lợn rừng, lợn mán. Hiện tại lợn rừng có giá 100.000 đồng một kg, lợn mán là 80.000 đồng.

Gia đình cũng nhận hỗ trợ giống của Chương trình hỗ trợ định canh định cư, liên kết giữa các gia đình nhận và cho giống để nhân lên số hộ chăn nuôi lợn rừng, giúp nhau phát triển sản xuất. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
2ha bưởi da xanh cho thu nhập hơn 3 tỷ mỗi năm 2ha bưởi da xanh cho… Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng đinh lăng 'sạch' Thu nhập hàng trăm triệu…