Cây điều Thâm canh để nâng cao năng suất cây điều
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thâm canh để nâng cao năng suất cây điều

Tác giả Hoàng Yến, ngày đăng 07/08/2019

Thâm canh để nâng cao năng suất cây điều

Ở Ðạ Huoai, cây điều vẫn là cây trồng chủ lực. Ðể vực dậy loại cây trồng này, ngành nông nghiệp huyện vừa trang bị cho nông dân kỹ thuật tỉa tán, thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp, nhằm cải thiện năng suất, góp phần nâng cao thu nhập.

Sâu đục thân khiến cây điều hư hại. Ảnh: H.Yên

Hàng chục năm trước, ở Đạ Huoai, điều là loại cây trồng chủ lực của địa phương giúp người dân phát triển kinh tế. Thế nhưng những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, một số đối tượng sâu bệnh hại như dịch bọ xít muỗi, bệnh thán thư bùng phát mạnh ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất điều của toàn huyện. Năm 2017, toàn bộ diện tích điều của huyện bị mất trắng. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó do một bộ phận nông dân vốn quen trồng điều trên đất trống đồi trọc, chưa quan tâm đến biện pháp thâm canh, tỉa cành, tạo tán thích hợp, cũng như ít áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh... nên năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. 

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, ngoài các đối tượng sâu hại gây hại thường xuyên trên cây điều như bọ xít muỗi, bọ trĩ, bọ phân đục nõn… thì sâu đục thân, đục cành xuất hiện trong vài năm trở lại đây, gây hại trên diện tích điều trong giai đoạn kinh doanh ở 6 xã phía Bắc của huyện, đặc biệt gây hại mạnh ở các xã Đạ Ploa, Đoàn Kết, thị trấn Đạ Mri và xã Đạ Mri.

Sau khi nhìn nhận lại, xác định điều là loại cây trồng vẫn đang chiếm ưu thế nhất định trên những chân đất đồi dốc khó khăn về nguồn nước, ít tiêu tốn chi phí đầu vào nên phù hợp với đối tượng nông dân nghèo; ngành Nông nghiệp Đạ Huoai đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển điều bền vững. Đó là: Quy hoạch vùng sản xuất thích hợp có tính tập trung để dễ đầu tư cơ sở hạ tầng; áp dụng kỹ thuật thâm canh đồng bộ; chuyển giao công nghệ… nhằm cải thiện năng suất điều.

Qua đó, năm 2018 - 2019 UBND huyện chỉ đạo quyết liệt, các cấp chính quyền ở các xã, thị trấn đã vào cuộc rất tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây điều nhằm giúp cây điều phục hồi nhanh, vì vậy năng suất cây điều ngày càng được cải thiện rõ rệt, năm 2018 năng suất điều đạt 5,4 tạ/ha, đến năm 2019 năng suất đạt 7,52 tạ/ha.

Nhằm giúp cây nhanh phục hồi sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hạt điều năm 2020 và chủ động trong việc phòng trừ sâu đục thân, đục cành trên cây điều, ngăn chặn sự lây lan gây hại rộng trên diện tích canh tác điều của toàn huyện; UBND huyện đã lập kế hoạch phát động đồng loạt ra quân tỉa cành, tạo tán, thâm canh và phòng trừ sâu đục thân, đục cành trên cây điều năm 2019. Người trồng điều còn học được cách tỉa cành, tạo tán cho cây điều nhằm hạn chế tàn dư sâu bệnh, tăng hiệu quả cành hữu hiệu và hạn chế che khuất nhằm làm tăng năng suất.

Nông dân Lê Văn Hải (xã Đạ Ploa) trồng hơn 1 ha điều cho biết: “Trước đây nông dân trồng điều như chúng tôi thường phó mặc cho trời, năng suất chẳng đáng là bao, nhưng từ khi huyện cử cán bộ xuống hướng dẫn nông dân sản xuất cây đúng cách để từ đó điều đã cho năng suất cao nhờ vào việc tỉa cành tạo tán làm vườn điều thông thoáng và được thường xuyên dọn vệ sinh. Nếu như trước đây cây điều cho gia đình tôi thu hoạch chỉ chừng 3-4 tạ hạt/ha thì nay năng suất vườn điều gia đình tăng đến 8 tạ/ha”. 

Ông Phạm Quang Chiến, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đạ Huoai cho biết, để đảm bảo 100% diện tích điều trồng trên đất nông nghiệp được tỉa cành, tạo tán, bón phân để vườn điều sớm phục hồi sinh trưởng sau thu hoạch, huyện đã chú trọng nâng cao chất lượng tỉa cành, tạo tán cây điều. Phấn đấu có trên 70% diện tích điều được tỉa cành, tạo tán, bón phân đúng quy trình kỹ thuật. Qua đó, kết thúc thời gian tỉa cành, tạo tán, bón phân đợt 1 và phòng trừ sâu đục thân, đục cành vào ngày 28/6/2019; kết thúc tỉa cành, tạo tán bón phân đợt 2 vào ngày 30/9/2019.

Tổng diện tích canh tác toàn huyện là 8.406,26 ha. Trong đó, diện tích điều trong giai đoạn kinh doanh là 7.502 ha, diện tích điều giai đoạn kiến thiết cơ bản là 870,1 ha, diện tích vận động thâm canh cho năng suất cao trong năm 2019 - 2020 là 1.887,1 ha. Cả giai đoạn kinh doanh và kiến thiết cơ bản đều phải tỉa cành, tạo tán và bón phân, giúp cây nhanh phục hồi sinh trưởng sau thu hoạch để làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hạt điều năm 2020 và các năm tiếp theo. Kết quả năng suất bình quân toàn huyện là 7,5 tạ/ha, đạt 97,76% kế hoạch, trong đó: năng suất điều ghép đạt 7,94 tạ/ha, năng suất điều hạt đạt 7,04 tạ/ha.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Lưu ý trong chăm sóc, thâm canh điều Lưu ý trong chăm sóc,… Giải pháp thâm canh điều bền vững Giải pháp thâm canh điều…