Mô hình kinh tế Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Nuôi Động Vật Hoang Dã
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Nuôi Động Vật Hoang Dã

Ngày đăng 25/06/2013

Tăng Cường Quản Lý Cơ Sở Nuôi Động Vật Hoang Dã

Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 204 cơ sở gây nuôi ĐVHD đã được cấp giấy chứng nhận với hơn 26.900 cá thể các loại. Trong đó, 17 cơ sở nuôi 22.970 cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; 182 cơ sở nuôi 3.917 cá thể ĐVHD thông thường và một số cơ sở nuôi các loại ĐVHD khác. Các loài được nuôi chủ yếu gồm: gấu, khỉ, rắn, cá sấu nước ngọt, nhím, heo rừng, hươu sao...

Ngoài 3 trại nuôi của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Khu du lịch và giải trí Nha Trang, Công viên Du lịch Yang Bay nuôi ĐVHD để phục vụ khách du lịch thì 201 cơ sở còn lại đều nuôi ĐVHD với mục đích thương mại. Hiện nay, số ĐVHD được các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nuôi chiếm hơn 80% tổng đàn. Các hộ gia đình và cá nhân chủ yếu nuôi theo phong trào, số lượng cá thể ĐVHD của mỗi gia đình không nhiều.

Theo ông Lê Thanh Hóa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa, sở dĩ thời gian gần đây, hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD ở hộ gia đình và cá nhân giảm nhiều so với trước là do vốn đầu tư rất lớn; trong khi đó, giá cả đầu ra của một số loài ĐVHD xuống thấp, nhất là nhím, heo rừng...

Việc gây nuôi sinh sản ĐVHD là một trong những biện pháp để bảo tồn nguồn gen, hạn chế khai thác từ tự nhiên, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt sẽ rất dễ xảy ra tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng để buôn bán ĐVHD trái phép. Đối với các cơ sở gây nuôi ĐVHD hung dữ, nếu không đảm bảo được các yếu tố an toàn về chuồng trại thì rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng con người...

Một vấn đề khác được ngành Kiểm lâm tỉnh quan tâm là việc phòng ngừa dịch bệnh cho ĐVHD nuôi tại các cơ sở. Hiện nay, công tác này gặp không ít khó khăn do chưa có quy định cụ thể, việc phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi các loài ĐVHD chưa có sự quản lý của cơ quan Thú y.

Qua kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay, chỉ có các trại nuôi ĐVHD của các đơn vị thành viên Tổng Công ty Khánh Việt và cơ sở nuôi ĐVHD của Khu du lịch và giải trí Nha Trang là có cán bộ thú y chuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của thú nuôi; còn lại, kiến thức phòng, ngừa dịch bệnh các loài ĐVHD ở các cơ sở nuôi ĐVHD thuộc phạm vi quản lý của hộ gia đình, cá nhân rất hạn chế.

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các địa phương phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ sở, ngành chức năng nắm chắc tình hình gây nuôi ĐVHD trên địa bàn, thẩm định các điều kiện gây nuôi trước khi cấp giấy đăng ký trại nuôi. Bên cạnh đó, Chi cục kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đưa hoạt động gây nuôi ĐVHD đi vào nề nếp.

Ông Trần Minh Thu - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, đến nay, Chi cục đã cấp 100% sổ theo dõi khai báo xuất nhập ĐVHD đến từng tổ chức, cá nhân, hộ nuôi ĐVHD; kiểm tra định kỳ về điều kiện chuồng trại an toàn cho người và vật nuôi nhốt, công tác vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăm sóc, ngăn ngừa dịch bệnh, việc ghi chép sổ sách theo dõi đàn ĐVHD nuôi; xử lý nghiêm những trường hợp mua ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp đưa vào nhập đàn.

Bên cạnh đó, Chi cục còn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ ĐVHD cho cán bộ, công chức kiểm lâm, cán bộ, công chức ở các cơ quan chức năng, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân tham gia nuôi ĐVHD theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 204 cơ sở gây nuôi ĐVHD đã được cấp giấy chứng nhận với hơn 26.900 cá thể các loại. Trong đó, 17 cơ sở nuôi 22.970 cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; 182 cơ sở nuôi 3.917 cá thể ĐVHD thông thường và một số cơ sở nuôi các loại ĐVHD khác.

Các loài được nuôi chủ yếu gồm: gấu, khỉ, rắn, cá sấu nước ngọt, nhím, heo rừng, hươu sao... Ngoài 3 trại nuôi của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú, Khu du lịch và giải trí Nha Trang, Công viên Du lịch Yang Bay nuôi ĐVHD để phục vụ khách du lịch thì 201 cơ sở còn lại đều nuôi ĐVHD với mục đích thương mại. Hiện nay, số ĐVHD được các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nuôi chiếm hơn 80% tổng đàn.

Các hộ gia đình và cá nhân chủ yếu nuôi theo phong trào, số lượng cá thể ĐVHD của mỗi gia đình không nhiều. Theo ông Lê Thanh Hóa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa, sở dĩ thời gian gần đây, hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD ở hộ gia đình và cá nhân giảm nhiều so với trước là do vốn đầu tư rất lớn; trong khi đó, giá cả đầu ra của một số loài ĐVHD xuống thấp, nhất là nhím, heo rừng...

Việc gây nuôi sinh sản ĐVHD là một trong những biện pháp để bảo tồn nguồn gen, hạn chế khai thác từ tự nhiên, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt sẽ rất dễ xảy ra tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng để buôn bán ĐVHD trái phép. Đối với các cơ sở gây nuôi ĐVHD hung dữ, nếu không đảm bảo được các yếu tố an toàn về chuồng trại thì rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng con người...

Một vấn đề khác được ngành Kiểm lâm tỉnh quan tâm là việc phòng ngừa dịch bệnh cho ĐVHD nuôi tại các cơ sở. Hiện nay, công tác này gặp không ít khó khăn do chưa có quy định cụ thể, việc phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi các loài ĐVHD chưa có sự quản lý của cơ quan Thú y.

Qua kiểm tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay, chỉ có các trại nuôi ĐVHD của các đơn vị thành viên Tổng Công ty Khánh Việt và cơ sở nuôi ĐVHD của Khu du lịch và giải trí Nha Trang là có cán bộ thú y chuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của thú nuôi; còn lại, kiến thức phòng, ngừa dịch bệnh các loài ĐVHD ở các cơ sở nuôi ĐVHD thuộc phạm vi quản lý của hộ gia đình, cá nhân rất hạn chế.

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các địa phương phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ sở, ngành chức năng nắm chắc tình hình gây nuôi ĐVHD trên địa bàn, thẩm định các điều kiện gây nuôi trước khi cấp giấy đăng ký trại nuôi. Bên cạnh đó, Chi cục kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đưa hoạt động gây nuôi ĐVHD đi vào nề nếp.

Ông Trần Minh Thu - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, đến nay, Chi cục đã cấp 100% sổ theo dõi khai báo xuất nhập ĐVHD đến từng tổ chức, cá nhân, hộ nuôi ĐVHD; kiểm tra định kỳ về điều kiện chuồng trại an toàn cho người và vật nuôi nhốt, công tác vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăm sóc, ngăn ngừa dịch bệnh, việc ghi chép sổ sách theo dõi đàn ĐVHD nuôi; xử lý nghiêm những trường hợp mua ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp đưa vào nhập đàn.

Bên cạnh đó, Chi cục còn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ ĐVHD cho cán bộ, công chức kiểm lâm, cán bộ, công chức ở các cơ quan chức năng, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân tham gia nuôi ĐVHD theo quy định của pháp luật.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Năng Suất Mía Đạt Khoảng 63,5 Tấn/ha Năng Suất Mía Đạt Khoảng… Các Địa Phương Sớm Chứng Nhận Sản Phẩm Cá Ngừ Vằn Đạt Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Các Địa Phương Sớm Chứng…