Mô hình kinh tế Sóc Trăng Cảnh Báo Môi Trường Là Cần Thiết
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sóc Trăng Cảnh Báo Môi Trường Là Cần Thiết

Ngày đăng 20/12/2014

Sóc Trăng Cảnh Báo Môi Trường Là Cần Thiết

Quan trắc môi trường để có những thông tin cần thiết, cảnh báo về độ mặn, dịch bệnh, thời tiết, là rất quan trọng đối với người nuôi tôm. Diễn biến thời tiết, khí hậu, dịch bệnh luôn phức tạp, khó lường, người nuôi tôm không chỉ muốn nắm vững thông tin này để chủ động đề phòng, mà còn rất cần thông tin về giải pháp.

Tại Hội Nghị tổng kết vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014, nhiều hộ nuôi đã kiến nghị nên có thông tin cảnh báo gắn với những biện pháp ứng phó cụ thể và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thôn tin để người nuôi tôm biết, giúp hạn chế những yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vụ nuôi.

Trao đổi với lãnh đạo Hiệp hội tôm Mỹ Thanh – ông Nguyễn Văn Nhiệm – chủ tịch Hiệp hội khẳng định: nếu những năm trước chúng ta vẫn duy trì được công tác quan trắc môi trường về độ mặn, dịch bệnh, thời tiết, khí hậu, nhưng chủ yếu vẫn là nhận xét tình hình, thông tin kết quả mang tính nội bộ trong ngành, chưa có có những thông tin cảnh báo về giải pháp cụ thể trước xu thế biến động của môi trường và chưa có biện pháp thông tin kết quả đó cho người nuôi.

Diễn biến môi trường, dịch bệnh ngày càng xấu đi, kết quả quan trắc và hướng ứng phó sẽ giúp ích rất lớn cho người nuôi tôm hiện nay. Kỹ sư Nguyễn Minh Tùng, cán bộ kỹ Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho biết: “Đối với nghề nuôi tôm thì rất cần những kết quả quan rắc của ngành chuyên môn và thông tin đó sẽ giúp cho người nuôi phân tích, đánh giá tình hình dự báo để chủ động phòng ngừa. Như ở Trần Đề, điều kiện nguồn nước về độ mặn, dịch bệnh là rất quan trọng nếu được thông tin cụ thể thì người nuôi chủ động hơn trong việc ứng phó, phòng ngừa”.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu từ vụ nuôi năm 2015, Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài Nguyên và Môi Trường; Trung Tâm quan trắc môi trường Chi Cục nuôi trồng thủy sản, Chi Cục thú y sẽ thường xuyên công bố kết quả quan trắc trên cơ sở phân tích, nhận định tình hình, điều kiện, cảnh báo các yếu tố thời tiết, mầm bệnh, dịch bệnh trên tôm ở các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh Sóc Trăng và thông tin hàng tuần thông qua kênh truyền thông và thông tin tập huấn cho nông dân.

Hiện nay Chi cục thú y Sóc Trăng đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác quan trắc, cảnh báo mầm bệnh, dịch bệnh ở các cửa sông, các vùng nuôi thông qua vật chủ trung gian, tôm tép tự nhiên, qua các mẫu tôm nuôi để có những kết luận cụ thể, trên cơ sở đó thông tin rộng rãi cho người nuôi qua kênh truyền thông, qua các cuộc tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

Ông Trương Dương Minh, Cán bộ thú y xã Lịch Hội Thượng cho biết: “Chúng tôi thường xuyên đến các cửa cống để quan trắc qua các động vật chủ, như tôm tép ngoài tự nhiên để lấy mẫu xem coi môi trường có mang mầm bệnh vì không để mình cảnh báo cho người nuôi đừng lấy nước vào khi có mầm bệnh, mỗi tuần chúng tôi lấy mẫu 2 lần”.

Hiện nay diện tích nuôi tôm năm 2015 đã được trên 2.000 ha, phần lớn vẫn là giai đoạn chuẩn bị cải tạo ao nuôi và xử lý nước trước khi thả giống, chính vì thế mà thông tin quan trắc môi trường cảnh báo mầm bệnh, dịch bệnh là rất cần thiết để người nuôi chủ động phòng ngừa.

Những biện pháp tăng cường trong vụ nuôi mới có thể xem là giải pháp hữu ích, đáp ứng nhu cầu thông tin thời tiết, môi trường, dịch bệnh cho người nuôi tôm nước lợ. Thạc sĩ Trần Tuấn Phong, Trưởng Phòng dịch tể - Chi cục Thú y Sóc Trăng cho biết thêm: “Mục tiêu của chúng tôi là làm thế nào tìm hiểu tình hình bệnh trên tôm qua các vật chủ trung gian để đưa về xét nghiệm.

Ví dụ như khi kết quả quan trắc cho thấy bệnh đốm trắng xuất hiện thì chúng tôi sẽ đưa kết quả đó xuống người nuôi để thận trọng trong lấy nước, hoặc lấy nước rồi thì phải xử lý thật tốt”.

Năm 2014, mức độ thiệt hại trên tôm nuôi chiếm đến 41%, đây là dấu hiệu bất lợi cho vụ nuôi mới. Mục tiêu của tỉnh Sóc Trăng là phải tập trung mọi biện pháp kéo giảm tỉ lệ thiệt hại ở vụ nuôi 2015 xuống còn dưới 20%; Bên cạnh việc kiểm tra quản lý chặt chẻ các yếu tố đầu vào, thì các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho người nuôi là rất quan trọng.

Chính vì thế mà các cơ quan chuyên môn ngành Nông Nghiệp cần tập trung cho công tác quan trắc môi trường, kiểm tra, xét nghiệm chặt chẻ, có biện pháp cụ thể để khắc phục, ứng phó phù hợp, để làm giảm thiệt hại cho người nuôi tôm tỉnh nhà.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=3805&keycon=22&lsk=&keyntc=6


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Trê Vàng Lai Hiệu Quả Từ Nuôi Cá… Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Hướng Tới Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Phong Điền (Thừa Thiên Huế)…