Mô hình kinh tế Sản Xuất Và Phát Triển Thị Trường Thanh Long Bền Vững
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sản Xuất Và Phát Triển Thị Trường Thanh Long Bền Vững

Ngày đăng 21/05/2014

Sản Xuất Và Phát Triển Thị Trường Thanh Long Bền Vững

Nhằm đảm bảo phát triển thanh long bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng quy hoạch chung phát triển sản xuất thanh long. Định hướng phát triển thanh long tại các vùng truyền thống như Bình Thuận, Tiền Giang và Long An...

Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, diện tích trồng thanh long trên cả nước hiện nay đạt khoảng 28.700 ha, với sản lượng ước 520.000 tấn, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An.

Trong đó, Bình Thuận là tỉnh sản xuất thanh long lớn nhất với diện tích hiện có ước trên 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn, chiếm hơn 71% diện tích thanh long toàn quốc. Bình Thuận cũng là địa phương quan tâm đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt kết quả tích cực trong thời gian gần đây.

Đặc biệt, diện tích thanh long được cấp chứng nhận VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh năm 2013 đạt trên 7.300 ha và năm 2014 phấn đấu đạt 7.500 ha. Riêng các tỉnh Tiền Giang và Long An cũng đã triển khai xây dựng được các mô hình sản xuất thanh long VietGAP, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ.

Tại hội nghị về “Sản xuất và phát triển thị trường thanh long bền vững” vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Bình Thuận mới đây, nhiều ý kiến đã xác định rằng, thanh long là một trong 11 loại cây  ăn quả có lợi thế cạnh tranh ở nước ta.

Với một số điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng...hiện thanh long đã hình thành được vùng sản xuất tập trung, chủ lực cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, người nông dân có nhiều kinh nghiệm về canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là tại vùng thanh long Bình Thuận.

Trong thời gian qua, các địa phương sản xuất thanh long đã xây dựng quy hoạch sản xuất thanh long trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020.

Đáng chú ý là xác định diện tích thanh long toàn vùng đến năm 2020 đạt 24.800 ha. Tuy nhiên, hiện tại nhiều nông dân tự phát chuyển đổi sang trồng thanh long, khiến diện tích thanh long tăng nhanh. Riêng tại Bình Thuận, diện tích thanh long hiện có đã vượt hơn 30% so với quy hoạch do UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2015.

Tình trạng thiếu điện, nước tưới cho sản xuất thanh long  đã và đang là khó khăn lớn nhất của địa phương. Do đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở định hướng quy hoạch chung, các địa phương cần tiếp tục rà soát quy hoạch thanh long trồng tập trung trên địa bàn, xác định cụ thể diện tích phân bổ đến xã, thị trấn.

Đồng thời, gắn sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ. Tăng cường quản lý chỉ đạo phát triển thanh long theo đúng quy hoạch, không phát triển tràn lan, theo phong trào. Đặc biệt, thanh long trái vụ là một trong những lợi thế của người trồng. Vì vậy, các địa phương cần có sự phối hợp, thống nhất để định hướng sản xuất thanh long rải vụ đạt hiệu quả cao.

Quan tâm đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư xây dựng các kho lạnh bảo quản, nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ để đáp ứng yêu cầu của thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thanh long trong thời gian tới.

Riêng với vùng thanh long Bình Thuận, ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020, diện tích thanh long ổn định 25.000 ha. 90% diện tích thanh long sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng đạt ổn định từ 700.000 tấn - 750.000 tấn.

Để sản xuất và phát triển thị trường thanh long bền vững, nhiệm vụ của tỉnh là tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đồng thời, đẩy mạnh việc vận động, tuyên truyền và triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để chủ động phục vụ xuất khẩu.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mỹ Tăng Thuế Chống Bán Phá Giá Cá Tra Gấp 3 Lần Mỹ Tăng Thuế Chống Bán… Xã Trung Thành, Tín Hiệu Tích Cực Từ Mô Hình Nhân Giống Lạc L14 Xã Trung Thành, Tín Hiệu…