Mô hình kinh tế Rệp và mọt đục cành hại cà phê
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Rệp và mọt đục cành hại cà phê

Ngày đăng 05/09/2015

Rệp và mọt đục cành hại cà phê

Rệp muội (Aphids)

Tác nhân: Toxoptera aurentii

Tác hại: Rệp muội có 2 loại đen và xanh giống nhau về hình dáng, chúng sinh sản rất nhanh và bám vào các ngọn lá non, hút dịch làm lá non bị cong queo và phát triển không bình thường.

Rệp muội gây hại quanh năm khi cà phê ra đọt non. Chất dịch do rệp tiết ra là môi trường tốt cho nấm muội đen phát triển. Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn non có ổ rệp.

Rệp vải nâu

Tác nhân: Saissetia hemisphaerica.

Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2 mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 - 3 mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, chúng gây hại vào mùa khô.

Rệp vải xanh

Tác nhân: Coccus viridis

Đặc tính: Rệp trưởng thành cái không có cánh, mình dẹt, vỏ mềm và màu xanh. Rệp vảy xanh cũng bám dính vào lá và cành non để hút dịch cây làm cho cành lá biến vàng. Rệp non mới nở bò tìm nơi thuận lợi để sinh sống cố định.

Rệp sáp

Tác nhân: Pseudococcus sp.

Tác hại: Rệp non mới nở có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển. Rệp trưởng thành có hình bầu dục dài 4mm, rộng 2mm, trên mình có nhiều sợi sáp dài màu trắng xốp. Trên cây cà phê có 2 loại rệp sáp gây hại, một loại hại chùm quả và lá, loại thứ hai hại rễ.

Loại rệp sáp hại lá, quả bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả non bị rụng.

Rệp sáp hại rễ thì sinh sống dưới đất ở quanh rễ, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại vàng héo rồi chết. Nói chung, nơi nào có các loài rệp sinh sống thì sau đó có nấm muội đen phát triển nhiều.

Phòng trị rệp hại nói chung

Vào mùa khô nên phun định kỳ (7 - 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau: (1) Saimida 100SL; (2) Sec Saigon 10, 25EC, (3) Sairifos 585EC, (4) Dầu SK Enspray 99EC, (5) Rải Sargent 6G, Diaphos 10H (trừ rệp sáp gốc).

Để giảm số lần phun thuốc, nên pha thêm Butyl 10WP để vừa diệt được ấu trùng, vừa diệt được cả trứng rầy rệp.

Mọt đục cành

Tác nhân: Xyleboris morslati.

Gây hại: Mọt đục vào các cành bánh tẻ của cây cà phê, làm chúng chết trong vài tuần.

Triệu chứng điển hình là lá khô và cành từ lỗ đục vào đến cuối cành bị rũ sau 5 - 7 ngày khi bị mọt đục vào làm đường hầm. Sau vài tuần các cành này sẽ bị héo. Lỗ đục nhỏ (đường kính 0,8 mm) và ở mặt dưới của cành. Mọt đục cành gây hại từ tháng 3 - 6 hàng năm trên cây cà phê xây dựng cơ bản (2 - 3 năm) và trên giống cà phê vối. Phòng trị bằng cách trồng cây che bóng và cắt bỏ, tiêu huỷ cành bị bệnh.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Lúa BC15 năng suất cao Lúa BC15 năng suất cao Lão nông nuôi con giời ơi Lão nông nuôi con giời…