Mô hình kinh tế Nuôi Cá Chình Trên Sông Trà
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi Cá Chình Trên Sông Trà

Ngày đăng 07/11/2013

Nuôi Cá Chình Trên Sông Trà

Mô hình nuôi cá chình trong lồng tre tuy rất mới nhưng đã mang lại thu nhập khá cao. Cách làm này đã giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi mới để xoay sở trong cuộc sống.

Từ nhiều năm qua, các hộ dân vốn sống bằng nghề sông nước với thu nhập bấp bênh ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) đã tự mày mò, tìm con đường đi cho riêng mình bằng mô hình nuôi cá chình trong lồng. Dù còn khá mới, nhưng mô hình này đã giúp hàng chục hộ dân nơi đây thoát khỏi cảnh nghèo.

Hiệu quả kinh tế cao

Sáng 4.11, đang thả tôm, tép cho cá chình ăn bên trong những chiếc lồng tre được thả chìm sát mép dòng sông Trà Khúc, ông Trần Kim Sanh vui vẻ nói: “Nhờ nuôi cá chình mấy năm nay được giá, được mùa nên bà con chúng tôi mới có cái ăn cái mặc, mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, thoát khỏi cảnh lặn mò trên sông bắt tôm, bắt cá hàng ngày”.

Ông Sanh kể, trước kia, gia đình ông cùng hàng chục hộ dân nơi đây sống bằng nghề đánh bắt cá trên dòng sông Trà. Nhưng cá tôm lúc đánh được nhiều, lúc đánh ít, không đủ mua gạo, mua muối. Sau đó, cũng có gia đình chuyển qua nuôi cá trắm cỏ nhưng vì nguồn nước bị ô nhiễm, nên cá chết hàng loạt.

“Đến năm 2005, thấy con cá chình rất dễ nuôi, lại có giá thu mua cao nên tôi quyết định nuôi thử. Lúc đầu nuôi cá chình trong nhà, rồi đem ra vườn nhưng cá không lớn. Nuôi một năm, con cá lớn tối đa chỉ đạt khoảng 1kg. Sau đó, tôi mới đem ra bờ sông nuôi thử thì thấy cá lớn rất nhanh. Mỗi năm nuôi từ cá con đến khi cá trưởng thành xuất bán đạt từ 4-7kg/con. Thấy vậy, tôi mới đóng lồng, dùng tôn thông lỗ, đóng xung quanh lồng, không cho cá ra, nhân rộng mô hình nuôi. Dần dần bà con ở đây cũng học theo mô hình này, rồi nuôi cá”, ông Sanh nói.

Hiện toàn thôn Phú Lộc Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) có trên 30 hộ với hàng chục lồng nuôi cá chình, được thả dọc theo bờ sông Trà Khúc. Mỗi lồng nuôi cá tùy theo số lượng con giống thu mua được, có thể từ 100-150 cá giống. Thời gian nuôi từ 1-2 năm, tùy khẩu phần cho ăn.

“Cá con mua từ khoảng 1 lạng đến 2 lạng. Nếu nuôi tốt, một năm sau cá trưởng thành khoảng 6-7kg/con. Với mức giá hiện nay 450.000 đồng/kg thì mỗi năm xuất bán khoảng 2 tạ cá, kiếm thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng”, ông Sanh cho biết.

Theo ông Sanh, việc nuôi cá chình khá đơn giản, bởi ngoài việc tận dụng nguồn nước tự nhiên, nguồn thức ăn của cá chình dễ kiếm như cá con, thịt, giun, cám… Mỗi ngày có thể cho cá ăn một lần hoặc đôi ba ngày cho cá ăn cũng không sao.

Khó khăn đầu ra, con giống

Dù hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, tuy nhiên nhiều hộ dân ở đây cho biết, việc nuôi cá chình theo mô hình lồng hiện nay lại gặp hai khó khăn cơ bản đó là đầu ra cho cá và con giống.

“Hiện nay việc thu mua cá chình của bà con chúng tôi chỉ phụ thuộc vào một thương lái chính. Ngoài ra, không có thương lái thứ hai nên thường hay bị ép giá. Trong khi đó, giá cả thị trường của con cá chình khá cao”, ông Trần Khánh, một hộ nuôi cá chình ở thôn Phước Lộc Tây cho biết.

Cũng theo ông Khánh, con giống cá chình cũng là một vấn đề nan giải. Bởi hiện nay, bà con chúng tôi chọn con giống từ tự nhiên bằng cách tự đi đánh bắt cá giống trên sông, hoặc mua lại của những người đánh bắt, bày bán khắp nơi chứ chưa có một trại giống nào bán cá chình giống.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tịnh Sơn cho biết, thấy được khó khăn trên của bà con nên Hội Nông dân xã Tịnh Sơn đã kiến nghị các ngành chức năng tìm hiểu việc nhân giống, đáp ứng nhu cầu nuôi cá chình của người dân. Tuy nhiên, việc nhân giống cá chình hết sức khó khăn, khó thực hiện nhân tạo… “Mô hình nuôi cá chình trong lồng, trước mắt giúp nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây thoát khỏi cảnh bấp bênh từ việc kiếm sống theo con nước bao lâu nay. Nếu được nhân rộng sẽ là mô hình giúp xóa nghèo hiệu quả cho địa phương”, ông Tâm nhận định.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tránh Tình Trạng “Được Mùa Mất Giá” Tránh Tình Trạng “Được Mùa… Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa) Mô Hình Lồng Lưới -…