Mô hình kinh tế Nông sản không an toàn đang đầu độc người dân một cách hợp pháp
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nông sản không an toàn đang đầu độc người dân một cách hợp pháp

Ngày đăng 09/11/2015

Nông sản không an toàn đang đầu độc người dân một cách hợp pháp

Tham luận mở đầu Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên 2015 với chủ đề “Nền nông nghiệp và người nông dân Việt Nam đối diện thách thức hội nhập”, PGS.TS Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II tại TPHCM cảnh báo:

“Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ lạc hậu về mọi mặt, mà điều nguy hiểm hơn cả sự lạc hậu là nó đang đầu độc cả dân tộc một cách hợp pháp bằng các loại nông sản không an toàn”.

Nông sản Việt chủ yếu được sản xuất thủ công, nhỏ lẻ

Theo ông Khải, "nếu không khắc phục tình trạng này, nền nông nghiệp Việt Nam chẳng những không tận dụng được cơ hội do hộp nhập quốc tế mang lại, mà còn bị những thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế nhấn chìm.

Khi đó, sự tổn thất cho nông nghiệp, nông dân nói riêng và cho cả nền kinh tế và người dân Việt Nam nói chung, là hết sức to lớn”.

Sai lầm trong chiến lược phát triển

Chứng minh cho cảnh báo này, PGS.TS Vũ Trọng Khải nêu hàng loạt nguyên nhân chính đẩy nền nông nghiệp nước ta phải đối mặt những thách thức nhãn tiền không dễ vượt qua nhanh chóng.

Đó là do sai lầm trong chiến lược phát triển công nghiệp và đô thị gây ra.

Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị trong những năm qua chỉ tạo ra một nền công nghiệp gia công, lắp ráp, có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp, dựa vào khai thác tài nguyên tự nhiên và sử dụng sức lao động cơ bắp với giá rẻ, chấp nhận ô nhiễm môi trường.

Người nông dân rời bỏ đồng ruộng vào làm việc ở các khu công nghiệp với mức lương không đủ sống, nên thường xuyên phải làm tăng ca, thêm giờ với cường độ lao động cao.

Do vậy, họ không thể trở thành người lao động công nghiệp chuyên nghiệp, gắn bó cả đời với công nghiệp.

Họ sẽ bị giới chủ sa thải khi không còn đủ sức khỏe làm việc ở tuổi đời chưa già và cũng không còn trẻ để chuyển đổi nghề nghiệp.

Họ đành phải trở về nông thôn, chia lại mảnh ruộng và công việc vốn đã ít ỏi.

Khi đó, những vấn đề kinh tế, xã hội nghiêm trọng sẽ nảy sinh, không thể giải quyết được.

Mặt khác, việc phát triển các khu công nghiệp mới chỉ tạo ra việc làm, mà không tạo ra đời sống đô thị “an cư, lạc nghiệp” cho người lao động.

Bởi vì, người ta đã không xây dựng các khu dân sinh với các tiện ích công cộng của một đô thị văn minh bên cạnh các khu công nghiệp.

Người công nhân phải sống trong các khu nhà ổ chuột, không được hưởng các dịch vụ công như dân đô thị gốc, trở thành công dân hạng hai, họ phải gửi con về quê cho ông bà nuôi dạy.

Tất cả điều đó phản ánh sự thất bại của chiến lược phát triển công nghiệp và đô thị.

Người nông dân đã không có đủ điều kiện tối thiểu để trở thành thị dân.

Vì thế, họ không thể bán hay cho thuê lâu dài đất nông nghiệp ở quê hương.

Cuộc sống bấp bênh khiến họ luôn trong tư thế sẳn sàng trở về quê làm ruộng như trước đây, khi có biến động lớn.

Đó là tình trạng phổ biến của công nhân trong các khu công nghiệp hiện nay.

Vì thế, phát triển công nghiệp và đô thị không tạo ra nguồn cung cấp đất nông nghiệp cho thị trường đất đai để tạo ra các trang trại sản xuất nông sản hàng hóa qui mô lớn, áp dụng công nghệ cao, thực hiện GAP, làm ra nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, ông Khải cho rằng, Việt Nam đã không có chiến lược sản phẩm nông nghiệp quốc gia theo vùng nông nghiệp sinh thái.

Những nông sản chủ lực, có khối lượng và giá trị cao hiện nay ở từng vùng nông nghiệp dường như là kết quả của quá trình tự phát.

Ví dụ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vốn là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho sự phát triển của nghề trồng lúa nước, hiện đang cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm.

Nhưng khối lượng lúa sản xuất và xuất khẩu tăng tỷ lệ nghịch với thu nhập của nông dân và tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường. Đáng buồn là, hiện nay người dân Philippines mua gạo Việ Nam với giá rẻ chỉ bằng 2/3 giá gạo tiêu thụ trong nước.

Vô tình, nông dân Việt Nam đang phải “bất đắc dĩ làm nghĩa vụ quốc tế về an toàn lương thực”.

Mất phương hướng khi hội nhập quốc tế

Trong khi đó, theo ông Khải lo lắng, “chúng ta lại say sưa với việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh, với tiêu chí GDP tỉnh, cơ cấu kinh tế tỉnh.

Tỉnh nào cũng cần những con số đẹp về GDP và cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp bằng mọi giá”.

Sau một thời gian phát triển theo tư duy này, người ta mới ngộ ra rằng, phải phát triển kinh tế theo vùng, nên các địa phương đang phải “ngồi lại” với nhau để bàn phương án liên kết vùng.

Đó là quy trình ngược theo kiểu “thả gà ra vườn rồi phải đi bắt lại từng con để nhốt vào chuồng”.

Bởi phương án chiến lược sản phẩm và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của mỗi vùng kinh tế sinh thái đã bao gồm nội dung liên kết giữa các tỉnh theo vùng.

Điều quan trọng, theo ông Khải, “khi xác định chiến lược sản phẩm quốc gia theo vùng kinh tế - sinh thái là trước hết xác định thị trường, khách hàng mục tiêu - tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, ở những mức độ khác nhau của mỗi loại nông sản, chứ không phải chạy theo doanh số xuất khẩu như hiện nay”.

Do vậy, “khi hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam dường như đang mất phương hướng.

Tình trạng nay trồng mai chặt vẫn đang diễn ra khá phổ biến.

Thậm chí biết trồng sẽ lỗ nhưng vẫn phải trồng, vì người nông dân chẳng biết làm gì khác ngoài sản phẩm truyền thống” - ông Khải nhấn mạnh.

Một nguyên nhân khác đẩy nông nghiệp Việt Nam đang chịu áp lực nguy cơ thua trên sân nhà khi hội nhập quốc tế, theo ông Khải, do người nông dân vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, áp dụng công nghệ cũ kỹ, vừa cho năng suất lao động và năng suất nông sản thấp, với giá thành sản xuất cao, vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.

Có tình trạng nông dân sản xuất tự phát theo hội chứng đám đông, theo tín hiệu thị trường của thương lái….

Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản với công nghệ lạc hậu và có gì mua nấy, có gì bán nấy, không phải là người tổ chức, lãnh đạo chuỗi giá trị ngành hàng. Một sai lầm quan trọng nữa, theo ông Khải, là "chúng ta chủ trương và thực hiện đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, thay vì đầu tư phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao.

Vô hình chung, chúng ta thừa nhận một cách vô thức sự tồn tại hợp pháp một nền nông nghiệp không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bởi tất cả các nước phát triển hiện nay đều là những nước có nền nông nghiệp công nghệ cao, dù GDP nông nghiệp chỉ chiếm vài phần trăm trong GDP của cả nước.

Họ không tạo ra các khu nông nghiệp công nghệ cao để “làm mẫu”, lấy thành tích.

Việt Nam chưa có chiến lược nghiên cứu và áp dụng công nghệ cao trong toàn bộ nền nông nghiệp".


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
 Nông, thủy sản hụt hàng tỉ USD Nông, thủy sản hụt hàng… Canh bạc của nhà vườn Đà Lạt Canh bạc của nhà vườn…