Tôm thẻ chân trắng Một số bệnh tôm thẻ chân trắng thường xuyên gặp phải khi nuôi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Một số bệnh tôm thẻ chân trắng thường xuyên gặp phải khi nuôi

Tác giả ConTom, ngày đăng 08/08/2018

Một số bệnh tôm thẻ chân trắng thường xuyên gặp phải khi nuôi

Bệnh tôm luôn là vấn đề khiến người nuôi lo sợ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mỗi vụ nuôi. Việc quan tâm và chăm sóc tôm nuôi là vô cùng quan trọng kể cả việc nhận biết sớm bệnh ở tôm. Dưới đây là cách nhận biết dấu hiệu một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng.

Các bệnh về tôm nuôi thường gặp phải được các nhà khoa học nghiên cứu và chia sẻ dưới đây.

Bệnh tôm đầu vàng

Khi bị bệnh tôm đầu vàng sẽ có biểu lộ ăn nhiều khác thường, sau đấy ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể tôm, tôm bơi vật vờ trên mặt nước và ven bờ rồi bị chết với mức độ tăng dần trong khoảng 2 - 4 ngày, tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100%.

Hội chứng Taura

Bệnh trên tôm cấp tính: đuôi tôm thường phồng lên và chuyển thành màu đỏ. Tỷ lệ chết của tôm bệnh từ 40 - 90% trong khoảng 5 - 20 ngày; Giai đoạn tiếp theo: xuất hiện các đốm màu đen trên biểu bì, phồng đuôi và chuyển màu đỏ. Nếu bệnh tôm chuyển biến thành thể mạn tính, sẽ xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin.

Bệnh hoại tử ở vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm

Tôm bệnh có diễn biến bị hôn mê, hoạt động yếu ớt, chùy biến đổi, lúc tôm sắp chết thường chuyển thành màu xanh, cơ phần bụng tôm có màu đục. Tôm thẻ chân trắng thể hiện hội chứng dị hình, vỏ kitin xù xì, biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân trắng bị bệnh thường khoảng từ 10 - 30%, khi bệnh ở tôm nặng tỷ lệ chết có thể đến 50%.

Bệnh virus gan tụy

Tôm bị bệnh có biểu hiện không đặc trưng, lâu lớn, ít hoạt động, bị đục thân, vỏ và phụ bộ có nhiều sinh vật bám. Gan tụy bị phá hủy và có màu trắng. Tỷ lệ chết của tôm nuôi có thể từ 50 - 100% trong khoảng 4 tuần.

Vi khuẩn gây hoại tử gan tụy

Các triệu chứng bệnh tôm không rõ rệt, bao gồm: tôm bơi chậm, giảm ăn, chậm lớn, vỏ mềm và gan tụy teo đi. Kiểm tra ở các góc ao/đầm nuôi, tôm bệnh ruột bị rỗng và bẩn, bị nhiễm khuẩn thứ phát cùng với sự hình thành các chấm đen ở gan tụy. Tỷ lệ chết của tôm lên tới 95% ở những đàn tôm nuôi không được điều trị bệnh kịp thời.

Hy vọng các chia sẻ về các bệnh tôm thẻ chân trắng trên đây sẽ giúp người nuôi tôm có thêm kiến thức để phát hiện bệnh giúp điều trị kịp thời, đảm bảo mùa vụ nuôi trồng thành công


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đục cơ trên tôm và cách phòng ngừa Đục cơ trên tôm và… Các trường hợp “Bệnh đốm trắng” trên tôm nuôi Các trường hợp “Bệnh đốm…