Mô hình kinh tế Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Bình
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Bình

Ngày đăng 12/09/2014

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Bình

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

Hoàng Diệu là phường trẻ của thành phố Thái Bình, trước đây nổi tiếng với các sản phẩm nông nghiệp như ổi Bo, đào cảnh, quất cảnh... Trong những năm gần đây, do nhu cầu quy hoạch xây dựng cơ bản và phát triển đô thị nên quỹ đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần.

Phần lớn những hộ dân sản xuất nông nghiệp trước đây nay đã chuyển sang làm các công việc khác. Hiện nay, Hoàng Diệu chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

Năm 1986, xuất ngũ về địa phương, ông Phạm Ðình Phiếm làm kế toán tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN). Cũng như những gia đình khác trong xã, gia đình ông cấy lúa và chăn nuôi thêm để bảo đảm cuộc sống. Sau khi nghỉ công tác tại HTX, những ấp ủ bấy lâu về phát triển chăn nuôi của ông mới có thời gian thực hiện.

Dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, ông vay vốn của người thân đầu tư phát triển gia trại nuôi lợn thịt. Sau một thời gian, ông thấy nuôi lợn thịt cần diện tích rộng, vốn đầu tư nhiều, giá thức ăn chăn nuôi cao, lợn hay bị dịch bệnh.

Sau bao ngày trăn trở, tìm tòi, học hỏi qua sách báo, truyền hình, nhận thấy nuôi lợn rừng đem lại thu nhập cao, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, ông Phiếm quyết định chuyển hướng sang nuôi lợn rừng.

Bắt đầu từ 4 con lợn rừng mua ở Sơn La với giá 25 triệu đồng (năm 2010), hiện nay số đầu lợn trong gia trại của ông đã lên đến hơn 40 con, trong đó có 8 lợn nái.

Ông Phiếm cho biết: Kỹ thuật nuôi lợn rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng của chúng để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là loài có bản năng hoang dã nên lợn rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động, chúng thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ, môi trường chăn nuôi lợn rừng phải gần giống như môi trường tự nhiên, chỗ nuôi cần có nhiều cây cối, yên tĩnh, do đó ông đã đầu tư xây dựng 150m2 chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.

Lợn rừng là loài ăn tạp, hệ thống tiêu hóa có khả năng hấp thụ thức ăn tốt, khẩu phần ăn hàng ngày phần lớn là rau, củ, quả, bã bia, bã sắn, cám ngô. Ðầu tư con giống ban đầu đắt hơn so với lợn nhà song bù lại cứ 2 năm lợn rừng đẻ được 3 lứa và sau 4 - 6 tháng là có thể xuất chuồng.

Tùy theo nhu cầu của khách hàng về trọng lượng của lợn, nhưng ít nhất lợn phải đạt 10kg mới có thể xuất chuồng, với giá bán như hiện nay dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg thịt hơi, nuôi lợn rừng thu lãi gấp 8 - 10 lần lợn nhà. Ðến nay, trừ chi phí, gia trại của ông thu lãi 130 - 150 triệu đồng/năm. Khách hàng từ Nam Ðịnh, Hải Phòng, Hải Dương luôn đặt hàng trước với ông bởi chất lượng thịt lợn ngon, không có thức ăn công nghiệp.

Với mong muốn mở rộng thị trường tiến tới kinh doanh chuyên nghiệp, gia trại của ông đã xây dựng trang mạng để quảng cáo sản phẩm, học hỏi thêm từ sách báo và thông qua các lớp đào tạo, tham quan các mô hình sản xuất giỏi ở nhiều địa phương; đồng thời giúp đỡ những hộ có nhu cầu chăn nuôi về con giống, kỹ thuật. Hội Nông dân thành phố Thái Bình đã tổ chức tham quan, đánh giá cao mô hình chăn nuôi lợn rừng của ông.

Hiện nay, được sự giúp đỡ của ông, đã có một số hộ chăn nuôi trong phường chọn lợn rừng làm vật nuôi phát triển kinh tế. Ðể mở rộng quy mô, ông đã đề nghị UBND phường xin chuyển đổi 3 sào ruộng của gia đình sang làm gia trại chăn nuôi nhưng vẫn đang trong quá trình chờ phê duyệt.

Thịt lợn rừng là thực phẩm ngon, giá bán có lợi cho người chăn nuôi, hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên nguồn cung cấp hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Những mô hình chăn nuôi hiệu quả như gia trại của ông Phạm Ðình Phiếm cần được tạo điều kiện phát triển và nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là những nơi diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp và canh tác không hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế cho người nông dân.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cánh Đồng Mẫu Sản Xuất Lúa Chất Lượng Đạt Năng Suất 71,5 Tạ/ha Cánh Đồng Mẫu Sản Xuất… Nghệ An Nỗi Lo Tôm Giống Nghệ An Nỗi Lo Tôm…