Khoai môn Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai sọ trong thùng xốp
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai sọ trong thùng xốp

Tác giả Lương Ngọc (Tổng hợp), ngày đăng 25/06/2018

Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai sọ trong thùng xốp

Ngoài việc được dùng để chế biến món ăn thì khoai sọ còn có tác dụng giúp tái tạo tế bào, tăng sự trao đổi chất, giúp nhuận tràng, chống táo bón, chống suy nhược cơ thể, đẹp da, an thai…

Củ khoai sọ. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng khoai sọ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Nếu trồng khoai sọ trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên.

Đất trồng

Khoai sọ thích hợp trồng ở các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng khoai

Khoai sọ thường được trồng bằng củ. Trước khi trồng 1 tháng nên chọn những củ giống tốt đem ủ trong cát ẩm, tro trấu, nơi ít ánh sáng để củ giống mọc mầm. Suốt thời gian ủ cần tưới nước cách 2 - 3 ngày tưới một lần, chú ý không tưới nhiều nước gây ẩm ướt sẽ khiến mục khoai bị thối, nhưng nếu quá khô sẽ khiến mục khoai lâu mọc mầm.

Sau 12 - 15 ngày ủ tro thì mầm khoai sọ sẽ mọc mầm khoảng 3 - 5cm, lúc này có thể mang đem ra trồng.

Đào hốc sâu 2 - 3 cm, cho lớp tro trấu xuống rồi đặt mầm khoai xuống dưới. Trồng mỗi mục giống cách nhau 30 - 40cm, hàng cách hàng 60cm. Sau khi trồng phủ lớp đất mỏng lên và phủ rơm rạ lên để giữ ẩm. Tiến hành tưới nước 2 ngày 1 lần.

Khoai sọ trồng trong chậu. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Sau khi trồng mục giống khoảng 10 ngày thì nên hòa kali với nước tưới để khoai phát triển thân và lá nhanh hơn.

Sau khi trồng 20 - 25 ngày tiếp tục bón phân đạm và kali. Chú ý: Bón phân đều cách gốc 15cm kết hợp vun nhẹ gốc cây, làm cỏ.

Sau đó khoảng 20 ngày bón đợt tiếp theo. Nếu không muốn bón phân vô cơ bạn có thể thay bằng phân hữu cơ.

Cây khoai sọ con. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 4 - 5 tháng khoai sọ sẽ cho thu hoạch. Thời điểm cây chuyển lá vàng và rũ héo xuống, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành thu hoạch củ. Trước khi thu hoạch 20 ngày nên hạn chế tưới nước để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn. Cắt toàn bộ thân lá cách gốc 10 - 15cm để củ khoai không bị trầy xước. Khi bảo quản củ khoai cần chọn nơi khô mát.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng khoai sọ đơn giản, 'thu tiền tỷ' Kỹ thuật trồng khoai sọ… Kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ Kỹ thuật trồng khoai môn,…