Lồng mức (Sa-pô-chê) Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1

Tác giả Nguyễn Trung Hiếu, ngày đăng 11/09/2016

Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1

Được nhập vào Việt Nam từ lâu và trồng ở nhiều như:

Bến Tre, Tiền Giang, Bình Dương... sapo dễ trồng, ít sâu bệnh, không kén đất, có thể trồng trên đất bị nhiễm chua, nhiễm mặn hoặc những gò đồi khô hạn, thiếu nước.

Cây có quả ổn định, thu hoạch được nhiều tháng trong năm, năng suất khá cao.

 I. Yêu cầu sinh thái:

Cây sapo là cây ăn quả nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt từ 23-340 C; lượng mưa 1.000 - 1.500 mm và phân bố tương đối đều trong năm.

Cây sapo có thể trồng trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 4,5 – 6,5.

II. Giống và kỹ thuật nhân giống

1. Giống:       

Các giống sapo được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cưủ Long hiện nay như:

1.1. Sapo Xiêm (Lồng Mức):

- Cây cao 7-10m sau 10 năm trồng, tán lá rộng 7-10m, lá xanh đậm hơi tròn, trái to hơi nhọn đít, nặng trung bình 150 - 350gr; phẩm chất thơm ngon rất được thị trường ưa chuộng.

- Giống này khả năng thụ phấn kém nên trồng gần các giống khác để tăng tỷ lệ đậu trái.

1.2. Sapo mặc bắc (Sapo dây):

- Cây thấp, phân cành sà gần mặt đất, lá thon dài, quả nặng 150 - 400gr.

- Cây cho năng suất cao, cho trái vào mùa sớm hơn các giống khác; phẩm chất kém, thịt nhão.

1.3. Sapo Mehicô: Trái to, nặng 300-450 gr dạng tròn, cuống trái lõm.

Ruột trái màu nâu, vị ngọt, thịt thơm lâu mềm, trái mọc rời trên cành, lá màu xanh đậm hơi tròn.

1.44. Sapo ta: cây cao đến 10 m cho nhiều trái, trái tròn nhỏ trung bình 50-80 g, vỏ trái dầy nhiều cám, phẩm chất kém.

2. Kỹ Thuật nhân giống:

Có thể nhân giống sapo bằng hạt, ghép hoặc chiết cành như phổ biến nhất hiện nay là chiết cành:

* Cách chiết:

- Chọn cây mệ có năng suất cao, ổn định, có phẩm chất trái ngon, ít sâu bệnh, độ tuổi 7 -10 năm. Khi chiết nên chọn nhánh bánh tẻ, cho trái khõe, không quá già, đường kính 1,5 - 3cm.

- Trước khi chiết 1,5 - 2 tháng bón 0,5 -1 kg NPK 20 -20-15, tưới nước và chăm sóc cho cây sapo khỏe, khi chiết sẽ mau ra rễ.

- Dùng dao bén khoanh vỏ đoạn cành chiết, bề rộng vết khoanh 2 -3cm, cách ngọn 0,5 -0,7m.

Bóc hết vỏ đoàn cành vừa khoanh, dùng dây nylon quấn quanh vết cắt dể ráo nhựa, 10 -15 ngày sau tiến hành bó bầu.

- Bầu có thể làm bằng rơm trộn đất bùn ao haoc85 rễ lục bình, bột xơ dừa, tro trấu trộn phân mục...

Cần kiểm tra bầu thường xuyên, nếu thấy kiến mối pha hoại thì bơm thuốc trừ sâu vào bầu, tưới nước để giử bầu kho bị khô.

- Sau khi bó bầu 3 -4 tháng, rễ có màu vàng nâu là có thể cắt xuống giâm trong bầu đất đã được trộn với phân hữu cơ hoai và đặt bầu trong mát, 30 – 45 ngày sau, cây ổn định mới đưa đi trồng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 2 Kỹ thuật trồng cây sapo… Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sapo Kỹ Thuật Bón Phân Cho…