Mô hình kinh tế Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy

Ngày đăng 24/07/2015

Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy

Cắt dây khoai cho dê ăn

Hiện khoai lang tím Nhật (khoai xuất khẩu) có giá hơn 200.000 đ/tạ (60kg), nhưng ông Ngô Văn Hải- Phó Giám đốc Hợp tác xã Khoai lang Tân Thành phân định rõ: “Đó phải là khoai dưới 5 tháng tuổi, mẫu mã đẹp, còn khoai đã 6 - 7 tháng tuổi chỉ còn 50.000 - 70.000 đ/tạ thôi”.

Trong khi đó, trung bình để sản xuất mỗi công khoai lên từ 6 - 7 triệu đồng, trừ chi phí mỗi hecta nông dân lỗ 50 - 70 triệu đồng, còn nếu thuê đất sẽ lỗ nhiều hơn. Theo ông, giá khoai giảm sâu, tiền nhân công thu hoạch cũng chỉ bằng tiền bán khoai, thậm chí cao hơn nên một số hộ đã bỏ ruộng hoặc kêu người khác đến cho không.

Sáng 19/7, ông Võ Văn Mạnh (ấp Thành Nhân, xã Thành Lợi) bùi ngùi lấy lưỡi hái ra đồng cắt dây khoai lang sắp đến kỳ thu hoạch cho hơn 100 con dê ăn, thay vì cho ăn chuối và thức ăn như trước đây. Vụ này ông Mạnh trồng 3 công khoai lang, chi phí phân thuốc hiện tại lên đến khoảng 15 triệu đồng. Hiện khoai vào giai đoạn “ra tiêm xuống củ”.

Và chỉ cần đầu tư một vài lần phân thuốc nữa là có thể thu hoạch nhưng ông rất lưỡng lự, bởi hiện giá cả chưa thấy chuyển biến gì. “Thực tế 3 công này đã cầm chắc lỗ. Nếu như hiện giá khoai có chiều hướng tăng thì tiếp tục đầu tư để thu hoạch cũng được, đằng này chưa thấy chuyển biến thì sao dám đầu tư thêm”- ông Mạnh buồn bã.

Một số ít khoai lang đến giai đoạn thu hoạch nhưng chưa bán được thì ông đành cắt dây cho dê ăn. Nếu tới đây giá vẫn thấp đành cho ăn luôn cả củ.

Cạnh đó, anh Võ Văn Hòa mướn 12 công trồng khoai vụ này với giá 5 triệu đồng mỗi công, giọng chua xót: “Gần như mất trắng toàn bộ, thu hoạch 5 công đầu bán chỉ được 5 triệu đồng. Thấy lỗ quá không dám thuê nhân công làm nữa đành bỏ cả ruộng kêu máy xới làm đất định trồng cây khác, tính hết chắc lỗ cả trăm triệu, hiện chưa biết tính sao trả nợ”- anh Hòa lo lắng.

Tại xã Tân Hưng, đã có hàng chục hecta khoai lang bị bỏ trắng không thu hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do giá sụt giảm kéo dài, nhiều hộ không thường xuyên chăm sóc, đến thu hoạch bị sâu đục củ tấn công, giảm năng suất.

Giá khoai sụt giảm, nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp lại không bán thiếu. Điều này, theo nhiều nông dân chưa từng xảy ra trước đây.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng- cán bộ nông nghiệp xã Thành Trung cho biết, vụ này toàn xã xuống giống khoảng 1.300ha, giảm 100ha vụ trước.

Hiện trên đồng còn khoảng 300ha khoai với nhiều thời kỳ khác nhau, được nông dân chăm sóc cầm chừng… chờ giá. Nhưng theo nhiều nông dân, đây cũng chưa thật sự là giải pháp tốt, bởi khoai để dài ngày thì củ càng to, đến khi thu hoạch cũng khó mà bán được.

Quay về với lúa

Giá cả rẻ khiến vùng trồng khoai ảm đạm. Nhiều ruộng khoai lang đã quá lứa, người trồng buồn bỏ mặc không thu hoạch. Những chủ ruộng thua trắng nhiều vụ khoai đã không ngần ngại phá bỏ khoai quay về với cây lúa.

Anh Nguyễn Thanh Tòng (ấp Thành Hòa, xã Thành Trung) sau khi lỗ 6 công khoai lang hàng chục triệu đồng, hiện đã kêu máy xới đất chuẩn bị con nước mùng 10 âm lịch tới sẽ gieo sạ lúa. “Mấy năm trước thời điểm này giá khoai giảm, rồi sau đó tăng trở lại nên tôi cũng như bà con khác ở đây làm đất trồng khoai trở lại, còn năm nay giá sụt kéo dài thua lỗ hết vốn nên không dám mạo hiểm”- anh Tòng nói.

Còn theo ông Lê Thanh Phong- cộng tác viên khuyến nông, bảo vệ thực vật xã Tân Hưng, hiện toàn xã đã có khoảng 600/1.400ha đất trồng khoai lang chuyển sang trồng lúa, tăng gấp đôi so những năm trước.

“Cơ cấu lúa- khoai là hợp chủ trương địa phương, tuy nhiên do vùng này khá mẫn cảm nước lũ, trong khi điều kiện canh tác giữa lúa và khoai khác nhau nên rất khó điều tiết nước phục vụ sản xuất”- ông lo ngại.

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT Bình Tân, toàn huyện đã thu hoạch khoảng 1.700/8.856ha khoai lang xuống giống, giảm 400ha so năm trước. Ông Nguyễn Văn Trí- cán bộ tổng hợp Phòng Nông nghiệp- PTNT Bình Tân cho biết, việc nông dân chuyển đổi diện tích khoai sang trồng lúa là phù hợp kỹ thuật và chủ trương nên cần khuyến khích.

Song song đó, trong điều kiện giá khoai lang chưa có dấu hiệu phục hồi, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không tăng thêm diện tích trồng, cơ cấu canh tác nhiều giống, không trồng khoai tím Nhật quá 60% so tổng diện tích; không trồng khoai lang 2 vụ liên tiếp mà phải bố trí rải vụ để giảm áp lực khi thu hoạch rộ.

Trong khi có hơn 80% sản lượng khoai lang tím Nhật xuất sang Trung Quốc tiêu thụ thì nhiều thương lái cho biết, vụ này phía Trung Quốc cũng trúng mùa khoai nên họ giảm nhập khẩu khoai lang Việt Nam, dẫn đến việc giá cả sụt giảm kéo dài. Trong khi những vụ trước 1 công khoai tím Nhật thu hoạch sản lượng 30 - 40 tạ khoai loại 1, thì vụ này còn khoảng 20 tạ do sâu bệnh gia tăng gây hại.

Tính trung bình 1 công khoai lang tím Nhật thuê mướn nhân công thu hoạch hơn 2 triệu đồng, nhưng có thời điểm giá khoai rớt xuống chỉ còn 150.000 đ/tạ nên thu hoạch xong nhiều người trắng tay.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bình Thuận trồng nấm linh chi, nấm rơm cho hiệu quả kinh tế hộ Bình Thuận trồng nấm linh… Giải pháp nào cho vụ hè thu? Giải pháp nào cho vụ…