Trồng lúa Hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc giống lúa chất lượng RVT
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc giống lúa chất lượng RVT

Tác giả TTKNKN Vĩnh Phúc, ngày đăng 12/03/2019

Hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc giống lúa chất lượng RVT

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUỒN GỐC GIỐNG LÚA RVT.

- Nguồn gốc: RVT là giống lúa thuần chất lượng mới do ông Nguyễn Công Tạn và cộng sự nhập nội và tuyển chọn đã được công nhận cấp Quốc gia; Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương độc quyền sản xuất và kinh doanh. Đây là giống lúa có triển vọng để bổ sung vào hệ thống các giống lúa chất lượng của nước ta.

- Đặc điểm:

+ Thời gian sinh trư­ởng: Vụ xuân từ 125 - 130 ngày, vụ mùa từ 100 -105 ngày. Chiều cao cây từ 100 - 110 cm, phiến lá đứng, dầy, lá đòng lòng mo, đẻ nhánh khá, khóm gọn.

+ Năng suất trung bình: 54 - 58 tạ/ha( > 2tạ/sào) nếu thâm canh tốt có thể đạt 65 - 70 tạ/ha (2,4 - 2,6tạ/sào). Hạt nhỏ, thon dài, màu vàng sáng, khối lượng 1.000 hạt đạt 18 - 19 gram, chất lượng gạo tốt, hạt trong bóng, không bạc bụng, cơm trắng, mềm, vị đậm, có mùi thơm nhẹ, có hàm lượng protein cao 9,2%.

+ Là giống có khả năng thích ứng rộng, cứng cây, chống đổ tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt với một số sâu bệnh hại chính như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, rầy nâu. Giống thích hợp với loại đất chân vàn, vàn cao, chân đất nhiễm phèn.

II. KỸ THUẬT GIEO CẤY.

1. Thời vụ gieo mạ: Vụ xuân gieo từ  25/1 - 05/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ sân, tuổi mạ cấy khi mạ đạt 2,5 - 3,5 lá. Vụ mùa gieo từ  5/6 - 10/6, cấy khi mạ được 12 - 15 ngày.

2.  Lượng giống cho 1 sào (360 m2): 1,8 kg/sào.

- Lưu ý: 1 kg thóc giống cần diện tích gieo mạ 6 - 8 m2 đất. Luống mạ rộng 1,2 m.

- Bón lót cho mạ: + Phân chuồng hoai: 30 - 40 kg + Phân NPK (5:10:3): 1 kg NPK

Sau khi làm đất kỹ trộn toàn bộ phân chuồng và phân NPK để phân chìm vào đất rồi tiến hành đem gieo.

3. Mật độ cấy: 50 - 55 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm. Yêu cầu cấy nông tay, thẳng hàng.

4.  Phân bón (kg/sào Bắc Bộ):

- Lượng phân:  + Phân chuồng:   300 - 350 kg;        

+ Phân đạm: 7 - 8 kg

+ Phân Supe lân: 15 -  18 kg;            

+ Phân Kali: 5 - 6 kg

Hoặc:  + 15 - 20kg NPK(5.10.3); 15 - 17kg NPK(12.5.10);

Bón thêm 2kg Đạm ure; 1,5kg Kali.

- Cách bón:

Hạng mục Phân đơn Phân tổng hợp NPK
Bón lót: bón trước lượt bừa cấy. Toàn bộ phân chuồng + phân lân + 25% phân đạm + 30% phân kali 15 - 20 kg NPK( 5.10.3)
Bón Thúc1: Khi lúa bén rễ hồi xanh. Bón 50% phân đạm + 30% phân Kali 10kg NPK(12.5.10) + 2kg đạm ure
Bón thúc 2: Bón nuôi đòng Bón nốt lượng phân còn lại. 5 - 7kg NPK( 12.5.10) +1,5kg kali

 

* Chú ý: Bón nặng đầu, nhẹ cuối, bón thúc sớm, bón đủ lượng và đúng thời gian để đạt năng suất cao.

5. Quản lý n­­ước.

-  Tưới nước: Sau khi cấy để lớp nước nông 2-3 cm nhằm tạo điều kiện cho ruộng lúa đẻ nhánh.

- Rút nước phơi ruộng:  Đây là biện pháp có ý nghĩa để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi để lúa cho năng suất cao. Nên áp dụng ở những chân đất chủ động tưới tiêu. Để áp dung biện pháp này cần lưu ý một số biện pháp chính sau:

- Thực hiện tốt trên những chân đất chủ động tưới tiêu. Trước khi cấy làm rãnh thoát nước xung quanh ruộng, và rãnh chia băng cách nhau 4 - 5m. Rãnh rộng 25 - 30 cm, sâu 15 - 20 cm.

- Khi theo dõi lúa đã đẻ nhánh đạt 300 - 350 dảnh/m2 thì rút hết nước và phơi ruộng đến khi lúa bắt đầu phân hoá đòng (thời kỳ mà bà con nông dân quen gọi là đòng cứt dán) thì tháo nước trở lại. Thời gian phơi ruộng khoảng từ 12 - 18 ngày (tuỳ theo vụ).

* Tác dụng của biện pháp rút nước phơi ruộng:

+ Hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, tăng được hiệu quả phân bón và quần thể ruộng lúa được thông thoáng.

+ Bộ rễ ăn sâu và ra nhiều rễ mới nổi trắng trên bề mặt ruộng làm tăng khả năng chống đổ và hút dinh dưỡng của cây lúa.

+ Làm bộ lá đứng và cứng  có tác dụng tăng khả năng quang hợp.

+ Môi trường ruộng lúa khô và ẩm xen kẽ nên hạn chế được sâu bệnh hại.

6. Phòng trừ  sâu bệnh kịp thời

Cần thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Các đối tượng sâu bệnh hại chính gồm: Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy, bệnhkhô vằn, bệnh bạc lá.... Khi cần phải dùng đến các lo ại thuốc BVTV cần đúng theo hướng dẫn của từng loại thuốc.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật tỉa dặm lúa vụ xuân sau gieo trồng Kỹ thuật tỉa dặm lúa… Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa Đông Xuân hiệu quả nhất Phòng trừ bệnh đạo ôn…