Trồng lúa Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 5
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 5

Tác giả Nguyễn Ngọc Đệ. PhD, ngày đăng 24/01/2018

Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 5

6. LÁ LÚA 

Lúa là cây đơn tử diệp (1 lá mầm). Lá lúa mọc đối ở 2 bên thân lúa, lá ra sau nằm về phía đối diện với lá trước đó. Lá trên cùng (lá cuối cùng trước khi trổ bông) gọi là lá cờ hay lá đòng. Lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá.

6.1. Phiến lá 

Phiến lá (leaf blade) là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng, bộ phận quang hợp chủ yếu của cây lúa nhờ vào các tế bào nhu mô có chứa nhiều hạt diệp lục. Có thể xem lá lúa là nhà máy chế tạo nên các chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ hoạt động sống của cây, thông qua hiện tượng quang hợp, biến quang năng thành hóa năng. Lá lúa có thể quang hợp được ở cả 2 mặt lá. Phiến lá gồm 1 gân chính ở giữa và nhiều gân song song chạy từ cổ lá đến chót lá. Phiến lá chứa nhiều bó mạch lớn nhỏ và các bọng khí lớn phát triển ở gân chính, đồng thời ở hai mặt lá đều có khí khẩu. Mặt trên phiến lá có nhiều lông để hạn chế thoát hơi nước và điều hòa nhiệt độ. Các tế bào nhu mô của phiến lá có chứa nhiều hạt diệp lục (lục lạp) màu xanh, nơi xúc tiến các phản ứng quang hợp của cây lúa (Hình 5.17). Càng chứa nhiều hạt diệp lục, lá lúa càng có màu xanh đậm, quang hợp càng mạnh. 

Hình 5.17. Phẩu thức cắt ngang của phiến lá

6.2. Bẹ lá 

Bẹ lá (leaf sheath) là phần ôm lấy thân lúa. Giống lúa nào có bẹ lá ôm sát thân thì cây lúa đứng vững khó đổ ngã hơn. Bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền các khí khổng ở phiến lá thông với thân và rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ giúp rễ có thể hô hấp được trong điều kiện ngập nước (Hình 5.18). Màu sắc của bẹ lá thay đổi tùy theo giống lúa, từ màu xanh nhạt, xanh đậm sang dọc tím và tím. Ngoài vai trò trung gian vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng, bẹ lá còn là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng từ rễ lên và các sản phẩm quang hợp từ phiến lá đưa xuống trước khi phân phối đến các bộ phận khác trong cây.

Hình 5.18. Phẩu thức cắt ngang của bẹ lá

6.3. Cổ lá 

Cổ lá (colar) là phần nối tiếp giữa phiến lá (leaf blade) và bẹ lá. Cổ lá to hay nhỏ ảnh hưởng tới góc độ của phiến lá. Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá lúa càng thẳng đứng và càng thuận lợi cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp. Tại cổ lá còn có 2 bộ phận đặc biệt gọi là tai lá và thìa lá (Hình 5.19).

- Tai lá (auricle): là phần kéo dài của mép phiến lá có hình lông chim uốn cong hình chữ C ở hai bên cổ lá. 

- Thìa lá (ligule): là phần kéo dài của bẹ lá, ôm lấy thân, ở cuối chẻ đôi.  

Độ lớn và màu sắc của tai lá và thìa lá khác nhau tùy theo giống lúa. Đây là hai bộ phận đặc thù để phân biệt cây lúa với các cây cỏ khác thuộc họ Hòa thảo (ở cây cỏ không có đủ hai bộ phận này).

Hình 5.19. Hình thái của cổ lúa với tai lá và thìa lá 

Mỗi giống lúa có một tổng số lá nhất định. Ở các giống lúa quang cảm, tổng số lá có thể thay đổi đôi chút tùy theo mùa trồng, biến thiên từ 16-21 lá. Các giống lúa ngắn ngày thường có tổng số biến thiên từ 12-16 lá. 

Ngoài ra, tốc độ ra lá, chiều dài và tuổi thọ của từng lá phụ thuộc vào giống, điều kiện môi trường và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Nói chung, đối với các giống lúa cao sản ngắn ngày, trong điều kiện nhiệt đới, ở giai đoạn sinh trưởng đầu trước khi phân hóa đòng, trung bình 4-5 ngày ra 1 lá. Càng về sau tốc độ ra lá càng chậm lại, trung bình 7-8 ngày ra 1 lá. Nếu tính theo chỉ số nhiệt, thì sự phát triển của một lá cần 100 độ-ngày (nhiệt độ trung bình trong ngày x số ngày) ở giai đoạn trước khi tượng khối sơ khởi và khoảng 170 độ-ngày sau khi tượng khối sơ khởi. Sau khi xuất hiện, lá vươn dài ra nhanh chóng và hoạt động tích cực khi đạt được kích thước tối đa (Hình 5.20). Giống lúa mùa địa phương càng dài ngày thì tốc độ ra lá càng chậm.

Hình 5.20. Hình thái, kích thước và tuổi thọ của từng lá lúa (Hoshikawa, 1975 và Arashi, 1955) 

Để xác định tuổi của cây lúa, người ta dùng chỉ số tuổi lá

 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 6 Hình thể học và sự… Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 4 Hình thể học và sự…