Mô hình kinh tế Hiệu Quả Của Công Nghệ Sinh Thái Và Bảo Tồn Ong Mật
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hiệu Quả Của Công Nghệ Sinh Thái Và Bảo Tồn Ong Mật

Ngày đăng 13/05/2013

Hiệu Quả Của Công Nghệ Sinh Thái Và Bảo Tồn Ong Mật

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.

Theo các chuyên gia, lần đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình trong vụ lúa đông xuân 2009 - 2010 ở xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) và xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè) của tỉnh Tiền Giang, với 20.000 cây hoa đủ loại xung quanh khu ruộng rộng 35ha. Sau đó, tỉnh An Giang bắt đầu phát triển mô hình công nghệ sinh thái với diện tích 100ha của 350 nông dân tham gia.

Kết quả cho thấy, trên mỗi ha ruộng lúa, nông dân tiết kiệm được 400.000 đồng chi phí thuốc phòng trừ sâu rầy và 100.000 đồng tiền thuê nhân công phun thuốc; nông dân giảm được 4 - 5 lần phun thuốc trừ rầy và sâu cuốn lá nhưng vẫn đạt năng suất từ 6 - 6,5 tấn/ha ở vụ hè thu và thu đông, 7,5 - 8 tấn/ha ở vụ đông xuân (có nơi đạt đến 9 tấn/ha), tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với canh tác bình thường.

Tiến sĩ KL. Heong, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI cho biết, trồng cây có hoa trên bờ ruộng để hấp dẫn và nuôi dưỡng ong ký sinh sâu hại lúa đến hút mật và phấn hoa, sau đó bay trở lại ruộng tìm sâu hại để đẻ trứng. Trên ruộng lúa, sâu rầy vẫn có nhưng thiên địch sẽ nhiều hơn, giúp tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ sản xuất và tạo sinh cảnh đẹp vì bờ ruộng có hoa. Nhờ vậy mà nông dân không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, trừ khi nào cấp thiết nhất mới phải sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Theo TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trồng hoa trên bờ ruộng là một mô hình mới rất có triển vọng, phù hợp với việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Khi trồng hoa, nông dân cần chú ý đến giống hoa được khuyến cáo trồng rộng rãi để có tác dụng thu hút, nhân nuôi các côn trùng có ích, các thiên địch, đặc biệt là loài ong ký sinh tốt như: Hoa sao nhái, hoa cẩm tú, hoa quỳ, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp, đậu xanh... Trồng hoa trước khi sạ lúa, tốt nhất là từ 20 ngày đến 1 tháng, hoặc trồng cây hoa trực tiếp trên bờ ruộng từ 7 - 10 ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Sản Xuất Nấm Linh Chi Thu Nhập Hàng Trăm Triệu… Thua Lỗ Kéo Dài, Người Chăn Nuôi Cần Trợ Giúp Thua Lỗ Kéo Dài, Người…