Nuôi lợn (Heo) Giải pháp phòng ngừa bệnh lở mồm long móng trong kiểm dịch gia súc
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Giải pháp phòng ngừa bệnh lở mồm long móng trong kiểm dịch gia súc

Tác giả Lê Thị Thảo - Chi cục Thú, ngày đăng 08/05/2017

Giải pháp phòng ngừa bệnh lở mồm long móng trong kiểm dịch gia súc

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) đang là mối lo hàng đầu đối với bà con chăn nuôi và ngành thú y tỉnh nhà. Hiện nay, cả nước đã có 22 tỉnh xảy ra dịch bệnh LMLM chưa qua 21 ngày. Theo nhận dịnh của một số chuyên gia ngành thú y thì nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan giữa các tỉnh là do công tác kiểm dịch vận chuyển chưa chặt chẽ. Do đó, giải pháp góp phần phòng chống dịch bệnh LMLM là thực hiện đồng bộ, chặt chẽ công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống gia súc, đặc biệt là đối với gia súc nhập tỉnh

1. Về đăng ký kiểm dịch:

Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu vận chuyển gia súc để chăn nuôi, buôn bán, cung ứng cho các dự án phát triển chăn nuôi phải đăng ký kiểm dịch với Trạm thú y huyện, thành phố theo quy định.

Nội dung đăng ký kiểm dịch phải đầy đủ các thông tin: Loại động vật, số lượng, tính biệt, mục đích sử dụng, nguồn gốc động vật, nơi động vật đến.

2. Vệ sinh thú y đối với gia súc:

- Giống gia súc phải khỏe mạnh, đạt chất lượng con giống, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc vùng, cơ sở không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời gian ít nhất 3 tháng trước khi xuất bán con giống. Cụ thể các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với từng giống vật nuôi như sau:

+ Đối với trâu, bò: Bệnh Lở mồm long móng (LMLM);

+ Đối với dê, cừu: Bệnh LMLM, Đậu dê, Đậu cừu;

+ Đối với heo: Bệnh LMLM, Tai xanh, Dịch tả heo;

- Giống gia súc phải được tiêm phòng vắc xin LMLM và các bệnh khác theo quy định

+ Đối với trâu, bò: Tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá týp O, A, Asia 1

+ Đối với dê, cừu: Tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá týp O, A, Asia 1 và vắc xin phòng bệnh Đậu

+ Đối với heo: Tiêm phòng vắc xin LMLM đơn giá týp O, vắc xin dịch tả heo

Riêng đối với gia súc có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng hoặc được ký hợp đồng cung ứng giống gia súc phải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với cán bộ của Trạm thú y huyện, thành phố kiểm tra thực tế về chất lượng con giống và các yêu cầu về vệ sinh thú y đối với con giống trước khi vận chuyển.

3. Kiểm dịch trước khi vận chuyển:

- Địa điểm kiểm dịch:

+ Đối với giống gia súc có nguồn gốc từ các cơ sở, trang trại chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống, việc kiểm dịch được thực hiện tại cơ sở;

+ Đối với giống gia súc được thu gom từ các hộ chăn nuôi, việc kiểm dịch được thực hiện tại địa điểm do cán bộ thú y chỉ định.

- Thời gian cách ly kiểm dịch phải đủ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình kiểm dịch.

- Kiểm dịch gia súc:

+ Gia súc phải được cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra lâm sàng, đánh dấu theo quy định (trâu, bò bấm thẻ tai, heo bấm thẻ tai hoặc xăm tai);

+ Gia súc đã được tiêm vắc xin, trong thời gian còn miễn dịch bảo hộ và có giấy chứng nhận tiêm phòng thì phải lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra hàm lượng kháng thể týp O, A đối với trâu, bò, dê, cừu; týp O đối với heo (số mẫu lấy theo tỷ lệ lưu hành ước tính là 10% theo số lượng gia súc từng đợt xuất bán); nếu phát hiện có ≥ 70% số mẫu không đạt hiệu giá bảo hộ thì phải tiêm lại tất cả số gia súc sẽ xuất bán.

+ Gia súc chưa được tiêm phòng hoặc không có giấy chứng nhận đã tiêm phòng thì phải tiêm phòng vắc xin theo quy định.

4. Lưu ý khi nhập giống gia súc vào tỉnh:

- Chỉ được phép vận chuyển gia súc tới địa điểm ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Phải khai báo trung thực với Trạm thú y huyện, thành phố nơi tiếp nhận động vật về địa điểm, số lượng, tình trạng sức khỏe động vật khi vận chuyển đến.

- Thực hiện việc nuôi cách ly động vật ít nhất là 07 ngày trước khi nhập đàn.

- Trạm thú y huyện, thành phố nơi tiếp nhận tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đối với động vật nhập vào địa phương sau thời gian cách ly.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bệnh phó thương hàn trên heo và cách phòng bệnh Bệnh phó thương hàn trên… Bệnh heo tai xanh và các biện pháp phòng chống Bệnh heo tai xanh và…