Tôm hùm Để Nâng Cao Năng Suất Tôm Hùm Nuôi Thương Phẩm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Để Nâng Cao Năng Suất Tôm Hùm Nuôi Thương Phẩm

Ngày đăng 15/03/2014

Để Nâng Cao Năng Suất Tôm Hùm Nuôi Thương Phẩm

Các chế độ chăm sóc, quản lý, thiết kế lồng nuôi và chọn mật độ thả thích hợp là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến vụ nuôi. Sau đây là một số lưu ý nhằm giúp tăng năng suất trong nuôi tôm hùm thương phẩm…

1. Lồng nuôi: Để tận dụng tối đa diện tích thì lồng nên có dạng hình khối hộp vuông, vì hình vuông có diện tích lớn nhất, đồng thời lưu thông nước ở từng vị trí đặt lồng nuôi không theo hướng dẫn nhất định. Tùy theo quy mô nuôi, điều kiện chăm sóc quản lý và nguyên vật liệu làm lồng mà sử dụng kích thước lồng khác nhau.

Tuy nhiên, lồng càng lớn khả năng lưu thông nước bên trong và ngoài lồng càng giảm, đồng thời năng suất tôm hùm nuôi lồng tỉ lệ nghịch với độ lớn của lồng. Người nuôi nên dùng loại lồng 16 - 20 m2 là phù hợp với quy mô hộ gia đình và năng suất tôm hùm nuôi.

2. Vị trí đặt lồng: Nên đặt lồng nuôi ra vùng xa bờ để trao đổi nước tốt hơn. Độ sâu mức nước nơi đặt lồng tối thiểu khi triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm), từ 4 – 8m (đối với nuôi lồng sắt) và hơn 8m (đối với lồng nổi). Đáy lồng cách đáy biển hơn 0,5m là tốt nhất. Nơi đặt lồng nuôi phải đảm bảo cách bờ hơn 1.000m. Nền đáy là cát hoặc cát pha bùn có lẫn san hô gạc nai và không bị ô nhiễm. Môi trường nước vùng nuôi tôm hùm phải đảm bảo các chỉ tiêu: nhiệt độ từ 24 - 31 độ C; pH: 7,5 – 8,5; độ muối từ 30 – 35 phần ngàn; ôxy hòa tan: 6,2 – 7,2 mg/l.

3. Mật độ thả: Mật độ ương nuôi tôm hùm tùy thuộc vào kích cỡ của tôm giống. Cỡ giống tôm trắng: 30 - 40 con/m 2lồng; Cỡ giống 1,5 - 4,0 g/con thả 25 - 30 con/m2 lồng; Cỡ giống 4 - 10 g/con thả 15 - 20 con/m2 lồng; Cỡ giống 10 - 50 g/con thả 10 - 15 con/m2 lồng; Cỡ giống 50 - 200 g/con thả 7 - 10 con/m2 lồng; Cỡ giống hơn 200 g/con trở lên thả 3 – 5 con/m2 lồng.

4. Khoảng cách giữa các lồng nuôi: Khoảng cách giữa các lồng nuôi cần bố trí phù hợp để đảm bảo sự lưu thông nước tốt. Đối với các vùng nuôi nhiều nên duy trì 30 – 60 lồng/ha mặt nước.

5. Thức ăn cho tôm: Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống bao gồm các loại động vật giáp xác (tôm, cua, ghẹ...), động vật thân mềm (sò lông, sò đá, ốc bươu vàng...), các loài cá tạp (cá sơn, cá liệt, cá mối, cá chuồn...). Trong đó, thức ăn là giáp xác đóng vai trò quyết định trong thành phần dinh dưỡng của tôm hùm nuôi vì loại thức ăn này có hàm lượng axit béo không no phức hợp và axit béo không no cao phân tử (chiếm 6,1%) cao vượt trội hơn so với thức ăn là cá và thân mềm.

Tuy nhiên, nếu kết hợp ba loại thức ăn tươi là cá, giáp xác và thân mềm theo một tỉ lệ nhất định ở từng thời kỳ phát triển của tôm nuôi là một giải pháp tối ưu về giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế trong tôm hùm nuôi lồng. Công thức cho ăn: 1 phần giáp xác + 1 phần thân mềm + 2 phần cá, tôm sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp. Đây là thức ăn kết hợp có hiệu quả cao nhất và tiết kiệm được chi phí thức ăn so với việc sử dụng các loại thức ăn khác.

6. Quản lý và chăm sóc tôm: Đối với tôm cỡ ≥ 200 g/con, cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, lượng cho ăn vào chiều tối chiếm 70% lượng thức ăn trong ngày.

Thức ăn cho tôm có thể để nguyên con hoặc cắt nhỏ. Tùy loại thức ăn mà xác định lượng cho ăn hợp lý, khẩu phần ăn hàng ngày bằng khoảng 15 - 17% khối lượng tôm thả. Hàng ngày nên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe, hoạt động của tôm và mức độ sử dụng thức ăn để có điều chỉnh hợp lý. Loại bỏ thức ăn thừa, vỏ lột xác; định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới.

Đối với các lồng nuôi tôm hùm con, do có mắt lưới nhỏ nên thường bị sun, hà bám vì vậy cần vệ sinh định kỳ để tạo sự lưu thông nước tốt, hạn chế ô nhiễm. Khi tôm đạt cỡ 500 - 600 g/con nên san thưa tôm với mật độ 4 - 5 con/m2 lồng. Sau 20 - 24 tháng nuôi có thể thu hoạch tôm hùm thương phẩm.

Trong quá trình nuôi nếu thấy chất đáy có màu nâu và sinh vật đáy chủ yếu là nhuyễn thể thì đó là dấu hiệu tốt. Nếu chất đáy có màu đen đậm, mùi khó chịu và sinh vật đáy chủ yếu là giun nhiều tơ thì đó là những dấu hiệu không tốt, không nên tiến hành vụ nuôi.

NGỌC NHƯ p và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Khánh Hòa là tỉnh hội tụ đủ 6 tiêu chí để xây dựng trung tâm nghề cá khu vực như: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý; khả năng thu hút các nguồn lực, tạo sức hút về thị trường, gắn kết các khâu trong chuỗi làm tăng giá trị các sản phẩm thủy sản; sự thống nhất với các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển; nguồn nhân lực; vai trò của kinh tế thủy sản đối với kinh tế vùng và vị trí gắn với quốc phòng, an ninh, biển đảo; đánh giá độ rủi ro.

Hình thành trung tâm nghề cá vùng dựa trên cơ sở thu hút, khai thác nguồn lực và phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng, các nguồn lực của vùng... nhằm xây dựng những vùng phát triển kinh tế thủy sản năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

Theo đó, Khánh Hòa cũng như các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển nghề cá theo hướng bền vững. Do các địa phương đều có tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển nên có sự lan tỏa kinh nghiệm và chia sẻ trí thức trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, đóng tàu...

Ông Đào Công Thiên - Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Hiện tại, ngành Thủy sản vùng NTB đang phát triển một cách manh mún, chưa xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương. Hạ tầng nghề cá được đầu tư dàn trải, chủ yếu ở góc độ từng tỉnh. Bên cạnh đó, tàu thuyền khai thác phần lớn có công suất nhỏ dưới 90CV nên chưa phát huy hết tiềm năng của vùng.

Mặt khác, dịch vụ hậu cần nghề cá của các tỉnh chưa được chú trọng, kéo theo sự mất ổn định trong hoạt động chế biến của những doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ngoài ra, giá trị ngành Thủy sản chủ yếu có được do khai thác thuần về tài nguyên, chưa đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng cho ngành nên yếu tố thương hiệu thủy sản vẫn chưa được định vị trong tâm trí người tiêu dùng.

Nguyên nhân của sự phát triển manh mún là do chưa biết phát huy sức mạnh chung của vùng. Trong khi đó, đầu tư cho nghề cá đòi hỏi vốn lớn, nếu đầu tư riêng cho từng tỉnh sẽ không đủ nguồn lực để xây dựng nghề cá theo hướng hiện đại. Do đó, việc tập trung đầu tư theo vùng sẽ là hướng đi đúng đắn căn cứ trên thực tiễn phát triển của nghề cá Việt Nam.

Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản:

Trên quan điểm chung, Bộ NN-PTNT xác định xây dựng trung tâm nghề cá vùng sẽ phục vụ lợi ích cơ bản cho toàn bộ các tỉnh khu vực NTB. Do đó, cần phải thể hiện rõ thế mạnh, tiềm năng của từng địa phương sẽ đóng góp và mang lại lợi ích gì khi trung tâm được hình thành.

Việc xây dựng phương án quy hoạch cần tập trung vào các lĩnh vực là thế mạnh của vùng, trong đó chủ yếu là khai thác, nuôi biển, sản xuất giống, chế biến xuất khẩu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ, trong đó sẽ đưa ra điểm nhấn ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi Tôm Hùm Trên... Cạn Nuôi Tôm Hùm Trên... Cạn Nuôi Tôm Hùm Bằng Lồng Treo Hiệu Quả Kép Nuôi Tôm Hùm Bằng Lồng…