Mô hình kinh tế Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún

Ngày đăng 02/07/2015

Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún

Nhưng theo phản ánh của cả doanh nghiệp và nông dân, những chính sách này vẫn chưa đi vào thực tế. Đây cũng là một rào cản cho việc ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

* Khó tiếp cận gói hỗ trợ

Ông Lâm Thanh Đức, một trong những chủ trại chăn nuôi gà tại huyện Xuân Lộc đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: “Đây là giai đoạn cạnh tranh bằng công nghệ. Chính vì vậy, tôi quyết định đầu tư dây chuyền chăn nuôi gà đẻ trứng tự động với công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản hiện nay.

Tôi mất cả năm trời làm hồ sơ để tiếp cận các gói vay hỗ trợ nhưng rồi đành bỏ cuộc”. Cụ thể, với gói vay theo Quyết định 68 về cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, khi đối chiếu vào danh mục máy móc được hỗ trợ quy định trong thông tư hướng dẫn thì chỉ có vài loại máy riêng lẻ thuộc danh mục, Công ty Thanh Đức lại nhập nguyên chuỗi thiết bị nên không được hỗ trợ. Nghị định 210 ưu đãi vốn cho đầu tư ứng dụng công nghệ cao lại yêu cầu giấy chứng nhận thiết bị này là công nghệ cao thì mới đủ điều kiện vay, nhưng hiện chưa có bộ, ngành nào có chức năng chứng nhận điều này.

Cũng nói về những điểm bất cập trong tiếp cận vốn, đại diện Hợp tác xã Đồng Thuận (huyện Tân Phú) cho rằng hiện nông dân rất quan tâm vay vốn ưu đãi  để đầu tư máy móc; đầu tư sản xuất chuyên canh theo mô hình cánh đồng lớn, nhưng hồ sơ vay vốn đòi hỏi phải lập dự án và đủ loại giấy tờ, thủ tục khác nhau. Nông dân lại rất lúng túng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nên chưa có cơ hội tiếp cận những chương trình ưu đãi. Một số xã viên của hợp tác xã cũng rất khó trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp vì dù vay tín chấp thì nông dân vẫn phải thế chấp sổ đỏ. Bà con có đất nhưng địa phương chậm trong cấp sổ đỏ nên dù có nhu cầu vay vốn nhưng không có cơ hội.  

* Cần thoát cơ giới hóa hộ gia đình

Theo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh có trên 9,2 ngàn máy làm đất các loại, đáp ứng trên 90% diện tích đất và khoảng gần 2,63 ngàn máy thu hoạch và máy xay xát, đáp ứng trên 65% nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, đa phần máy móc, thiết bị trên đã qua sử dụng, chỉ đáp ứng quy mô sản xuất hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch còn hạn chế, nhất là với các cây trồng có chiều cao, tán rộng tỷ lệ cơ giới hóa hầu như bằng không.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, nhận xét: “Số lượng máy móc nông dân đầu tư còn quá hạn chế so với hàng trăm ngàn hécta đất sản xuất nông nghiệp có thể ứng dụng máy móc. Liên kết hình thành vùng chuyên canh, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn để ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh là yêu cầu rất cấp bách trong giai đoạn hội nhập hiện nay”.  

Ông Trần Quang, Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Tiến (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc), cho biết hợp tác xã vừa đầu tư chiếc máy thu hoạch cho ra hạt bắp ngay trên cánh đồng, góp phần giảm cả triệu đồng chi phí nhân công trên 1 hécta so với cách làm truyển thống. Do hợp tác xã đã hình thành được vùng chuyên canh trồng bắp trên cánh đồng rộng hơn 150 hécta nên rất thuận tiện ứng dụng máy móc vào sản xuất.

Hợp tác xã cũng ký được hợp đồng cung cấp hạt bắp khô cho doanh nghiệp với giá cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường. “Chúng tôi đang tính đường phối hợp với những hợp tác xã, câu lạc bộ trồng bắp khác để nhân rộng diện tích ứng dụng cơ giới hóa, tăng sản lượng để đáp ứng được những đơn hàng lớn” - ông Quang nói.

Ông Trần Văn Ngà, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường La Ngà (huyện Định Quán), cũng cho hay: “Công ty đang đẩy mạnh liên kết với nông dân hình thành các vùng chuyên canh cây mía. Đây là cơ sở để đầu tư ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đến thu hoạch mía. Doanh nghiệp đang mở rộng hợp tác với các công ty sản xuất máy nông nghiệp trong nước, kết nối nông dân với nhà sản xuất. Chúng tôi rất mong được tỉnh hỗ trợ về mặt chính sách để người dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giải cứu vải thiều khi thương lái Trung Quốc ngừng mua Giải cứu vải thiều khi… Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh Người đầu tiên mang cây…