Nuôi lợn (Heo) Đặc điểm giống heo rừng lai
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Đặc điểm giống heo rừng lai

Tác giả NCN, ngày đăng 26/12/2015

Đặc điểm giống heo rừng lai

1.Giống và đặc điểm giống heo rừng lai:

Tên gọi: Heo rừng lai.

Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái là heo địa phương thả rông của người dân tộc thường nuôi (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ:

Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp...

Vóc dáng: Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, iô.ng dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã.

Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 – 70 kg, con cái nặng 30- 40kg.

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống:

Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã.

Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục).

Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ.

Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ.

Giá trị và thị trường: Thịt heo rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt heo nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và dồn, thịt dòn thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholerteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao.

2.Chọn giống và phối giống heo:

- Chọn giống:

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khẻ, bộ phân sinh dục phát triển và hoặc động tốt.

Nêu co điều kiện nên chọn lọc qua đời trước(dòng, giống bố mẹ, ông bà), qua bản thân(ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất) và qua đời sau.

- Ghép đôi giao phối:

Tốt nhất nên cho heo rừng lai nái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai nái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt.

3.Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp:

Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống và đậu thai hiệu quả thấp.

Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày.

Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3(tùy theo giống tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống.

Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trướ, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

Khi heo nái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực vào vườn nuôi heo nái hay cho heo nái vào vườn nuôi heo đực.

heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo nái không chịu nữa mới thôi.

Có thể cho phối kép 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại).

Sau 21 ngày, heo nái không động dục tở lại,có thể heo nái đã có bầu.

 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bệnh giun tròn trên heo Bệnh giun tròn trên heo Khi nào cần phải sử dụng vitamin C trong chăn nuôi heo Khi nào cần phải sử…