Cóc Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Đặc điểm sinh trưởng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Đặc điểm sinh trưởng

Tác giả Nguyễn Thành Hối, Trần Hữu Phần, Mai Vũ Duy, ngày đăng 01/09/2016

Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Đặc điểm sinh trưởng

Cây thấp (khoảng 1,5m- 2m) nhưng tán rộng, thích nghi tốt với các loại đất.

Ưu điểm nữa của cóc Thái Lan là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại tiếp tục nên được nhiều người trồng với mục đích vừa làm kiểng vừa cho trái ăn.

Đối với người dân trong đô thị, cây ăn trái là mảng xanh hữu dụng hơn cây lâm nghiệp, vừa góp phần cải thiện môi trường, vừa cho trái dùng được.

Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ vài ghi nhận tổng quan và đưa ra lượng phân bón thích hợp trong quá trình thí nghiệm ghi nhận được, cũng như vài lưu ý trong quá trình trồng cóc Thái lan.

1. Ghi nhận tổng quát đặc điểm sinh trưởng

Theo ghi nhận của chúng tôi cây cóc Thái có khả năng bắt đầu ra chồi mới (3 mm - 7mm) từ 7-8 ngày sau khi tỉa cành đồng loạt.

Từ lúc chồi xuất hiện đến khi đến khi phát hoa hình thành trên chồi từ 8-11 ngày.

Tuy nhiên, những phát hoa hình thành đầu tiên sau khi tỉa cành đồng loạt, do không có đủ lá để cung cấp dinh dưỡng và che mát nên thường ngắn, nhỏ và đậu ít trái.

Giai đoạn từ lúc bắt đầu hình thành phát hoa đến lúc hoa bắt đầu nở từ 20-22 ngày.

Từ lúc hoa nở đến khi bắt đầu đậu trái đầu tiên (trứng cá) từ 6-10 ngày.

Thời gian từ lúc cây bắt đầu đậu trái đến lúc thu hoạch từ 122-128 ngày.

Cây cóc Thái hình thành phát hoa liên tục mỗi đợt cách nhau từ 18-22 ngày.

Thời tiết nắng nóng (nhiệt độ cao vào tháng 3 và tháng 4) trong giai đoạn cây nuôi trái gây ảnh hưởng đến phẩm chất của trái, trái ngả màu vàng ở những nơi bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

Vấn đề nước tưới cho cóc (đặc biệt trong mùa nắng nóng, lượng mưa tháng 1 và tháng 2 ít cùng với nhiệt độ cao) sẽ ảnh hưởng khi cây mang trái, cây không được cung cấp đủ nước sẽ cho trái nhỏ và có vị chua hơn so với các cây khác được cung cấp đầy đủ nước.

Các loài sâu gây hại chủ yếu là sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius), sâu xanh (Spodoptera exigua Hubner), rệp sáp (Pseudococcus sp.).

Rệp sáp xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây mang trái, bám vào trái, chồi, kẽ lá.

Các loại sâu xanh, sâu ăn tạp chủ yếu cắn phá lá non, đục trái non hoặc cắn phá bề mặt trái.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Quy trình trồng cóc Thái Lan Cóc Thái, cây kiểng và… Trái Cóc Dành Cho Người Bị Tiểu Đường Trái Cóc Dành Cho Người…