Tin thủy sản Có bao nhiêu hải sản nuôi sẽ bị tống ra bãi rác?
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Có bao nhiêu hải sản nuôi sẽ bị tống ra bãi rác?

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 03/11/2020

Có bao nhiêu hải sản nuôi sẽ bị tống ra bãi rác?

Nguồn cung thủy sản dư thừa kéo lài rất lâu có nghĩa là một lượng lớn sản lượng nuôi trồng thủy sản năm nay có thể đưa đến chổ các bãi rác, theo một bài báo cáo mới.

Leroy Seafood đã báo cáo lợi nhuận hoạt động sụt giảm 58% trong quý 2 năm 2020

“Hải sản (loại thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu) đang vận hành cùng với một chuỗi cung ứng thất thường. Sự tắc nghẽn hiện rõ từ cả hai phía: các nhà chế biến và nhà phân phối. Nếu thị trường thủy sản hoạt động có hiệu quả thì sản lượng thu hoạch bị sụt giảm một cách đột ngột. Cho đến nay, giá thủy sản thấp hơn đã không ngăn chặn được tình trạng thừa cung này, điều này đồng nghĩa với việc chất thải thủy sản đang tăng lên,” một báo cáo mới của Planet Tracker kết luận.

Bài báo cáo lưu ý rằng nền thương mại thủy sản toàn cầu trị giá 164.1 tỷ đô la trong năm 2018 đã tăng lên với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4% từ năm 1976 đến năm 2018 và dự kiến đạt trị giá 194 tỷ đô la vào năm 2027.

Theo bài báo cáo, các chuỗi cung ứng thủy sản đã bị ảnh hưởng trầm trọng bởi đại dịch Covid-19.

“Nhiều hộ chăn nuôi cá không bán được vụ thu hoạch của họ, buộc họ phải giữ lại số lượng lớn cá còn sống hoặc tiêu hủy chúng. Điều này đã làm giảm dòng tiền của họ vì thu nhập bị mất đi và các chi phí phát sinh chẳng hạn như chi phí lưu kho kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ,” bài báo cáo nêu rõ.

Xuôi theo chuỗi cung ứng là các nhà cung cấp và nhà chế biến đang phải vật lộn với việc đóng cửa ngoài kế hoạch. Các cơ sở chế biến đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt lao động do các công nhân tiếp xúc với Covid-19 và các yêu cầu cách ly.

Việc vận chuyển các sản phẩm thủy sản (cả dưới hình thức sản phẩm thô đến tay người chế biến và từ tay người chế biến đến tay người bán lẻ) đã bị cản trở do bị hạn chế tiếp cận biên giới, sự chậm trễ do quá trình kiểm tra sức khỏe và tố tụng dân sự. Ví dụ, các công ty vận tải ở Chilê gần đây đã đình công, trong khi đó các tuyến đường hàng không bị ảnh hưởng bởi tình trạng hủy chuyến trên diện rộng. Giá vận chuyển các sản phẩm cá hồi bằng đường hàng không đã tăng lên ít nhất 50% vào năm 2020.

“Sự gián đoạn chuỗi cung ứng có khả năng làm nền thương mại thủy sản bị chùn lại vào năm 2020. Các dự báo cho thấy các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng không cân đối, một phần do các chính sách thương mại hạn chế xuất khẩu thủy sản không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt,” bài báo cáo tuyên bố.

Các mặt hạn chế thương mại được áp dụng đối với ngành xuất khẩu thủy sản do đại dịch đã dẫn đến tình trạng cung vượt cầu trên thị trường nội địa của các nước sản xuất. Đổi lại, điều này đã dẫn đến giá thủy sản trong nước giảm xuống và mức độ lãng phí thực phẩm tăng lên.

Ngành xuất khẩu tôm tụt dốc minh họa cho những khó khăn thương mại

Bài báo cáo lưu ý rằng ngành tôm/ tôm panđan đã trải qua hai năm cung vượt cầu và kéo theo giá tôm tụt dốc trước khi bước vào năm 2020. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ diễn ra đại dịch vì vẫn còn quá nhiều nguồn cung đang phải đối mặt với nhu cầu sụt giảm. Năm 2018, Ecuador là nước xuất khẩu tôm lớn thứ hai đứng sau Ấn Độ, chiếm 17.7% tổng kim ngạch thương mại tôm nhiệt đới và tôm panđan đông lạnh trên toàn cầu. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu tôm và tôm panđan của Ecuador dự kiến sẽ giảm xuống 50% trong nửa cuối năm 2020 vì đại dịch mà phần lớn là do nhu cầu thấp hơn từ thị trường Trung Quốc, sự sụt giảm này bị gây ra bởi các lệnh cấm có liên quan đến đại dịch ở các khu vực như Tế Nam và Sơn Tây sau khi những dấu vết của vi-rút covid-19 được tìm thấy trên bao bì.

Nhiều trang trại chăn nuôi tôm buộc phải ngừng sản xuất do chi phí vận hành không được bù vào doanh thu bán hàng. Một số người nông dân đã báo cáo giá tôm giảm xuống 56%, từ 2.50 đô la/lb xuống còn 1.10 đô la/lb.

Giá cá hồi sụt giảm làm sáng tỏ vấn đề cung vượt cầu

Trong khi đó, giá cá hồi cũng “tiết lộ một câu chuyện đáng tiếc về những người thu hoạch,” theo bài báo cáo. Thật vậy, bài báo lưu ý rằng giá giảm xuống 18.1% trong khoảng thời gian 12 tuần tại các khu vực sản xuất chính như Na Uy, Chilê và Scotland. Cá hồi Scotland đạt mức giá thấp nhất trong nhiều năm với loại cá có trọng lượng từ 1-3kg giá giảm xuống dưới 5.30 đô la/kg. Theo hệ lụy chủ yếu gây ra bởi đợt sụt giá này, Leroy Seafood đã báo cáo lợi nhuận hoạt động giảm 58% trong quý 2 năm 2020.

Ngay cả khi doanh số bán lẻ thủy sản tăng lên vào năm 2020 thì ở một số quốc gia, bài báo cáo nêu chi tiết rằng tình trạng cung vượt xa cầu là do phần lớn lĩnh vực khách sạn liên tục hoạt động dưới công suất. Nhìn chung, tỷ lệ doanh thu bán hàng đối với nhà hàng là khoảng 60/40. Giá cá hồi Scotland tăng gần đây được cho là do chương trình “Ăn hết để cứu trợ” của Vương quốc Anh, theo đó Chính phủ trợ cấp chi phí các bữa ăn cho người tiêu dùng những người đã ăn trong các nhà hàng.

Do chương trình này chỉ hoạt động trong tháng 8, nên việc giá cá hồi tăng lên có thể chỉ là tạm thời. Giá cá hồi của Na Uy đã bị giảm nhẹ một phần là do nhu cầu của Trung Quốc giảm, nhưng mặc dù vậy kim ngạch xuất khẩu từ Na Uy sang Trung Quốc vẫn thấp hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cá hồi dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp cho đến cuối năm 2020.

Liệu hải sản có bị tống vào bãi rác?

Một số quốc gia như Indonesia hay Việt Nam vẫn đang sản xuất các sản phẩm thủy sản, nhưng họ không thể tiếp cận thị trường quốc tế bởi vì những gián đoạn trong khâu hậu cần.

“Kết quả là họ phải lựa chọn hoặc là lưu trữ hoặc là vứt bỏ hải sản. Tuy nhiên, việc lựa chọn lưu trữ có những mặt hạn chế của nó. Thời gian lưu trữ kéo dài của những người chơi trung gian này (nhà chế biến, thương nhân, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu) sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của họ. Công ty càng chờ đợi điều kiện thị trường thuận lợi lâu hơn thì chi phí hoạt động càng tăng cao. Ban giám đốc buộc phải đánh giá xem liệu có đáng hay không khi chấp nhận rủi ro này. Nếu không, con đường đưa hải sản vào bãi thải sẽ trở thành lối thoát mặc định,” bài báo cáo lập luận.

Liệu ngành thủy sản có thể thích nghi với điều kiện hay không?

Bài báo cáo lưu ý rằng một số nhà chế biến đang liên kết với các nhà bán lẻ trực tuyến, điều này đã đơn giản hóa và rút ngắn các chuỗi cung ứng. Nhu cầu đối với các sản phẩm đóng gói, đông lạnh và đóng hộp đã tăng lên do các hộ gia đình lựa chọn tích trữ thực phẩm không dễ hỏng thay vì lựa chọn hải sản tươi sống đắt đỏ.

Báo cáo kết luận: "Có cơ hội để sử dụng loại protein 'không mong muốn' từ cá này để làm thức ăn chăn nuôi thủy sản, nhưng dịch vụ hậu cần dường như cũng làm vô hiệu hóa cả lựa chọn này. Vì vậy, ngành công nghiệp có vẻ sẽ đưa một lượng lớn hải sản còn ăn được ra bãi rác", bài báo cáo kết luận.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Duy trì chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn RAS: những điều cần thiết Duy trì chất lượng nước… Khánh Hòa lưu ý thận trọng nuôi thủy sản lúc giao mùa Khánh Hòa lưu ý thận…