Nuôi trâu Chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò

Tác giả Nguyễn Thị Nhàn, ngày đăng 05/03/2019

Chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò

Giới thiệu một số phương pháp chế biến rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò, giúp tránh lãng phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Phương pháp mềm hoá, Phương pháp kiềm hoá, Phương pháp ủ urê, Cách ủ rơm cho vào túi nylon.

Hiện nay, vấn đề xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch tưởng như đơn giản nhưng trên thực tế lại chưa có biện pháp hữu hiệu. Trong bản tin lần này, chúng tôi giới thiệu tới bà con một số phương pháp chế biến rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò, giúp tránh lãng phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

1. Phương pháp mềm hoá

Rơm có thể phơi khô hoặc còn tươi. Tính lượng rơm trâu, bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng hoặc cho vào máng rồi dùng nước muối 1% tưới lên. Cứ 1kg rơm dùng 1 lít nước. Chú ý, ăn bữa nào làm bữa đó.

2. Phương pháp kiềm hoá

Dụng cụ: Bể xây hoặc chảo, thùng nhựa để ngâm rơm, giá để, cây đảo.

Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước sạch.

Công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước.

Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc chảo rồi đổ nước vôi 1% vào đảo đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 - 3 lần).

Cho rơm lên giá để ráo nước vôi.

Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.

3. Phương pháp ủ urê

Công thức: 100kg rơm + 4kg urê + 100 lít nước.

Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua; xây bể nổi; ủ trong bao nylon hoặc ủ thành cây rơm phủ kín nylon có dây buộc chặt. Tuỳ lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp.

Mỗi hố kích thước dài, rộng, sâu tương ứng: 1,5 x 1, 5 x 1m có thể ủ được 200kg rơm khô. Sau khi bỏ rơm vào, nén chặt thành hố hoặc lót 1 lớp bao tải xác rắn xung quanh.

4. Cách ủ rơm cho vào túi nylon

Nguyên liệu: 100kg rơm khô + 4kg đạm urê + 100 lít nước.

Dụng cụ: 12 chiếc bao tải, 12 túi nylon loại to, 1 tấm vải dứa, bạt, ôdoa, cân, xô đựng nước, lạt buộc, cào để đảo rơm.

Cách làm: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa 10 lít nước hoà với 0,4kg urê tưới; nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6 - 7 lít nước/10kg rơm nhưng vẫn hoà đủ 0,4kg urê. Tưới xong đảo đều để rơm thấm urê, sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét chặt vào bao tải.

Cho ăn: Sau khi ủ 7 - 10 ngày có thể lấy rơm cho trâu, bò ăn. Ban đầu cho ăn 1-2kg. Mỗi ngày cho ăn tối đa 7 - 10 kg/con.

Lưu ý:Khi trâu, bò ăn rơm ủ urê phải cho uống đủ 20 lít nước/con/ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Điều trị bệnh cước chân ở trâu, bò Điều trị bệnh cước chân… Phương pháp xử lý rơm với uree làm thức ăn cho trâu bò Phương pháp xử lý rơm…