Mô hình kinh tế Cây mắc ca, cơ hội và thách thức tại Quảng Trị
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cây mắc ca, cơ hội và thách thức tại Quảng Trị

Ngày đăng 05/09/2015

Cây mắc ca, cơ hội và thách thức tại Quảng Trị

Cây mắc ca có giá trị kinh tế cao

Ở Việt Nam, từ năm 1994 đã đưa một số cây mắc ca vào trồng thử nghiệm ở Đắk Lắk, Sơn La, Phú Thọ... đến nay đã cho quả. Năm 2002 tiếp tục nhập 10.000 cây từ Trung Quốc vào trồng thử ở Con Cuông (Nghệ An), Hà Tây (cũ), Sơn La, Điện Biên. Năm 2003 Australia tặng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn 500kg hạt và 100 cây giống. Số hạt và giống này đã được trồng thử nghiệm tại Ba Vì (Hà Nội).

Năm 2004, Viện Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành trồng thử nghiệm cây mắc ca vườn tại khu vực Tây Nguyên đã cho sản phẩm. Đến 8/2014, cây mắc ca được trồng 57,3 ha tại ba phân vùng khí hậu ở tỉnh Đăk Nông.

Qua thời gian trồng thử nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận một số dòng tiến bộ kỹ thuật: Dòng Own Choice (O.C), Dòng 246, Dòng 816, Dòng 849, Dòng 842, Dòng 741, Dòng 800, Dòng 900, Dòng 695…

Hạt mắc ca là loại hạt có hương vị thơm ngon nhất và được sử dụng nhiều trong ngành chế biến thực phẩm. Nhân mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao: chất béo 78%, đường bột 10%, prô-tít 9%, Kali 0,4%, P2O5: 0,17%, Mg: 0,12%, nhiều chất khoáng như: Ca, S, Fe, Zn, Cu... và các vitamin B1, B2, B5, B6, E. Người ta sử dụng nhân mắc ca làm đồ ăn dưới dạng nhân rang khô, tẩm muối, hoặc tẩm mật ong, làm món ăn xào với thịt, ép thành dầu, làm mỹ phẩm.

Điểm đặc sắc của nhân mắc ca là tỷ lệ chất béo rất cao. Chất béo trong nhân mắc ca lại không no, có một số axít béo mà cơ thể không thể tổng hợp được, do đó có tác dụng giảm colesteron, giảm bệnh xơ cứng động mạch, bệnh ung thư. Trong prô- tít của nhân mắc ca có 17 loại axit amin, trong đó có 10 loại cơ thể người không thể tổng hợp được.

Vì vậy nhân mắc ca có giá trị rất cao trên thị trường thế giới. Sử dụng nhân mắc ca rất có ích cho sức khỏe của con người, giảm được các bệnh về tim mạch, giảm colesteron, xơ vữa động mạch. Nhân mắc ca được xem là giúp giảm các bệnh ung thư. Đối với phụ nữ nếu thường xuyên sử dụng nhân mắc ca giúp làm đẹp da, sáng da…

Vì vậy, cây mắc ca là cây có giá trị kinh tế cao. Theo các tài liệu trồng mắc ca trên thế giới giá 1 kg hạt thô biến động từ 1,5 đến 2 USD, năng suất trong thời kỳ kinh doanh (năm thứ 8 trở đi) có thể đạt 3 tấn hạt thô/ha và giá trị thu được từ 4.500 đến 6.000 USD/ ha.

So với các cây công nghiệp khác như cà phê, hồ tiêu thì thu nhập từ cây mắc ca cũng không thua kém, thậm chí còn hơn. Mắc ca là cây nhiệt đới, lá dày, chịu hạn tốt. Trong điều kiện trồng trọt không tưới nước cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

Đây là lợi thế rất lớn để phát triển ở các vùng địa hình cao và các vùng đất trồng cà phê không đủ khả năng nước tưới trong mùa khô. Cây mắc ca có biên độ sinh thái rộng: yêu cầu độ cao so với mặt biển từ 300 - 700m, nhiệt độ tốt nhất để cây sinh trưởng và phát triển là từ 20 - 250C, lượng mưa hàng năm trên 1.200mm và phân bố đều là thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây mắc ca.

Loài mắc ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae là rễ cọc kém phát triển nhưng rễ bàng rất rộng lớn và rất rậm, dù cây mọc từ hạt hay từ hom. Bộ rễ mắc ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 70cm trở lại, trong đó 70% tập trung tầng đất mặt từ 0 - 30cm, tán dày, rễ nông làm cho mắc ca chịu gió kém.

Mắc ca có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, không trồng trên đất bị ngập úng nhưng thường đòi hỏi tầng đất sâu, tốt nhất là sâu 1m, thoát nước tốt và giàu hữu cơ, đất không bị bí chặt và độ pH thích hợp từ 5,0 - 5,5. Đất phèn mặn, đất trên đá vôi đều không thích hợp với mắc ca. Mắc ca tương đối nhạy cảm với dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là với lân. Đất quá giàu lân hoặc bón lân quá liều có thể gây ngộ độc cho cây, biểu hiện thường gặp là lá mất màu xanh.

Cây mắc ca có một số đặc tính sinh trưởng cần nắm vững để chăm sóc, tạo tán, thúc hoa, nhân giống bằng hom ghép: Cây mắc ca mỗi năm phát lộc 3 - 4 lần. Từ khi ngọn non mọc ra cho đến khi đoạn cành thành thục cần 40 ngày, 18 - 28 ngày tiếp theo lại phát lộc tiếp. Mỗi năm cây mắc ca thường phát lộc 3 lần, tập trung vào các tháng 4, tháng 6 và tháng 10.

Ngoài ra trong mọi lúc trên cây vẫn thường xuyên có lộc non phát rải rác. Các giống khác nhau thì thời gian ra hoa cũng khác nhau nhưng thời điểm bắt đầu ra hoa vào trung tuần tháng 2, ra hoa rộ vào giữa tháng 3, hoa tàn vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4.

Nhiệt độ tốt nhất cho cây mắc ca sinh trưởng và phát triển tốt là 20 - 250C. Nhiệt độ tốt nhất cho phân hoá hình thành chồi hoa là 15 - 180C kéo dài từ 4 - 8 tuần tuỳ theo dòng (nhiệt độ đêm). Như vậy thời kỳ ra hoa biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 5 - 70C là thích hợp cho cây mắc ca phân hóa mầm hóa. Trong quá trình phát triển của quả, rụng quả non là vấn đề rất thường gặp ở mắc ca. Trên 1 chùm 300 bông hoa, ban đầu có thể có từ 6 - 35% đậu thành quả nhưng cuối cùng chỉ còn 0,3% phát triển được thành quả chín.

Hiện tượng rụng non có thể chia 3 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất trong vòng 14 ngày sau khi hoa tàn, phần lớn những hoa đã thụ phấn nhưng thụ tinh không thành công đều lần lượt rụng hết. Đầu nhụy cái của những hoa này có thể có phấn hoa đã nảy mầm nhưng chưa hoàn tất quá trình thụ tinh, số còn lại đã có bầu nhụy cái nở to, chứng tỏ đã thụ tinh tốt.

Thời kỳ thứ hai từ ngày thứ 21 đến ngày 56, quả non rụng dồn dập dù đã thụ tinh tốt. Thời kỳ thứ ba từ ngày 70 đến khi quả gần chín (ngày thứ 210) quả rụng rải rác.

Phần lớn các tác giả nghiên cứu đều đi đến nhận xét chung là nguyên nhân chính dẫn đến rụng quả là vấn đề dinh dưỡng. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, nóng, hạn, bão tố cũng có thể gây rụng quả rất nhiều. Sau khi hoa tàn 70 ngày, nhiệt độ 30 - 350C cũng kích thích rụng quả. Nếu nhiệt độ cao xuất hiện đồng thời với khô hạn, quả non càng rơi rụng nhiều, đặc biệt là trong khoảng thời gian 35 - 41 ngày sau khi hoa tàn.

Trong giai đoạn phát triển quả non và tích luỹ dầu, nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 15 - 250C trong 8 tuần đầu tương ứng với tháng 4 và tháng 5. Cây mắc ca được trồng thuần hoặc trồng xen trong vườn cà phê, đối với trồng thuần: mật độ trồng là 360 cây/ha (khoảng cách: cây cách cây là 5m, hàng cách hàng là 5,5m); đối với trồng xen: Trồng xen trong vườn cà phê có độ tuổi < 15 năm tuổi: mật độ trồng là 185 cây/ha (cây cách cây là 6m, hàng cách hàng là 9m). Trồng xen trong vườn cà phê có độ tuổi > 15 năm tuổi: mật độ trồng là 93 cây/ha (cây cách cây là 9m, hàng cách hàng là 12m).

Nên triển khai trồng thử nghiệm cây mắc ca ở Hướng Hóa

Qua tìm hiểu về cây mắc ca và thực tế tại Đắk Nông, chúng tôi nhận thấy cây mắc ca có khả năng thích nghi và phát triển tốt tại huyện Hướng Hóa. Tại những vùng đất đỏ ba dan ở Tân Lập, Tân Liên, Khe Sanh, Tân Hợp, Hướng Phùng nằm trên địa hình gò đồi, dốc nhẹ 3 - 120, tầng dày trên 100cm, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn khá (2,5 - 3,0%), lân và kali dễ tiêu trung bình (10 - 15 mg/100g đất) hơi chua (pHKCl: 4,5 - 5,0) thuận lợi cho mắc ca phát triển.

Bên cạnh đó về nhiệt độ Hướng Hoá có trung bình năm là 22,70C, là nhiệt độ thích hợp đối với cây mắc ca. Biên độ giao động nhiệt ngày đêm là 7 - 120C, vào các tháng mùa khô biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn hơn 120C. Đây là một trông những yếu tố giúp cho cây mắc ca phân hóa mầm hoa rất thuận lợi.

Về diễn biến nhiệt độ trung bình qua các tháng, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có nhiệt độ nằm trong khoảng 18 - 190C. Từ tháng 2 đến tháng 4 thì nhiệt độ từ 19 - 250C. Nhiệt độ các tháng còn lại giao động từ 20 - 260C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở Hướng Hóa là 12,30C, đặc biệt nhiệt độ xuống thấp chỉ diễn ra vài ngày trong năm, nhưng vào những tháng mùa khô nhiệt độ tối cao có lúc lên đến trên 360C.

Về lượng mưa, Hướng Hoá có lượng mưa bình quân cả năm là 2.100mm, phân bố tương đối đồng đều vào các tháng mùa mưa trong năm, mùa mưa bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11, lượng mưa các tháng này chiếm gần 90% tổng lượng mưa cả năm. Vào các tháng 2 đến 4 bắt đầu xuất hiện những trận mưa xuân đầu mùa.

Vào các tháng mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau có lượng mưa tương đối thấp, nhưng vào các tháng này có sương mù nhiều. Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến hết tháng 11,12, vào các thàng này lượng mưa tương đối lớn.

Trong những yếu tố về đất đai, thỗ nhưỡng, độ cao từ 300 - 500m so với mực nước biển, lượng mưa, nhiệt độ, đặc biệt là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thì Hướng Hóa đã hội tụ đủ, phù hợp cho việc phát triển cây mắc ca.

Cây mắc ca được trồng thử nghiệm ở Việt Nam năm 1994. Ở Đắk Nông, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh này xây dựng mô hình thử nghiệm vào năm 2010, đến nay diện tích cây mắc ca ở Đắk Nông đã phát triển gần 60 ha.Tỉnh Đắk Nông đã có chủ trương và phê duyệt đề án phát triển cây mắc ca cho những năm tiếp theo.

Thực tế tại các mô hình trồng mắc ca ở tỉnh Đắk Nông cho kết quả sau gần 5 năm cây sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có điều kiện tự nhiên đất đai, nhiệt độ, lượng mưa phù hợp cho sinh trưởng phát triển của cây mắc ca. Nhiều vườn mô hình đã cho quả bói.

Song vấn đề đặt ra ở đây là nông dân trồng mắc ca không biết bán sản phẩm của mình cho ai, vì sản phẩm chưa nhiều, lẻ tẻ, mà nhà máy chế biến mắc ca thì nằm tận Đồng Nai. Bên cạnh đó, một số vườn mắc ca sau 5 - 7 năm tuổi cây vẩn không cho quả. Đây là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm nếu đầu tư phát triển cây mắc ca ở Hướng Hóa, Quảng Trị.

Hiện nay có nhiều dòng mắc ca được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật, nhưng thiết nghĩ Quảng Trị muốn phát triển cây mắc ca cần phải có bước đi vững chắc, đó là phải xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây mắc ca với nhiều dòng theo hình thức trồng thuần và trồng xen giữa vườn cà phê.

Sau khi có kết luận chính xác chúng ta mới phát triển ra quy mô lớn. Nếu thành công thì đây là cơ hội cho nông dân trồng cà phê ở Hướng Hóa chuyển đổi sang đối tượng cây trồng mới là mắc ca có tiềm năng kinh tế cao.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất Đưa các giống lúa chất… Trồng bắp lai cho năng suất cao Trồng bắp lai cho năng…