Tin nông nghiệp Cà phê Việt Nan thua thiệt do cạnh tranh yếu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cà phê Việt Nan thua thiệt do cạnh tranh yếu

Tác giả Lan Anh, ngày đăng 20/12/2015

Cà phê Việt Nan thua thiệt do cạnh tranh yếu

Xuất khẩu giảm sút

11 tháng năm 2015,  cà phê là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất trong nhóm hàng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu (XK), giảm đến 27,7% về khối lượng và giảm 30,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Cụ thể: tháng 11, XK cà phê ước đạt 85.000 tấn với giá trị đạt 162 triệu USD, đưa khối lượng XK cà phê 11 tháng qua chỉ đạt 1,13 triệu tấn với tổng giá trị khiêm tốn (2,3 tỷ USD).

Cũng tại thời điểm này, giá cà phê hạt của Việt Nam ở mức 33.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái và thấp nhất trong 2 năm nay.

Việc giá cà phê xuống thấp dưới 35.000 đồng/kg từ nửa năm nay khiến người nông dân không có lãi.

Hiện tại, các nước có sản phẩm cà phê cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam như: Brazil, Colombia, Indonesia đã bán gần hết hàng.

Sản phẩm cà phê của Việt Nam trên sàn giao dịch London và trên thị trường thế giơi được ví như “một mình một chợ”.

Trong bối cảnh tưởng như thuận lợi nhưng giá cà phê nước ta lại rớt giá thê thảm.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên do giá cà phê trong nước luôn cao hơn giá cà phê thế giới.

Trong khi đó, nước ta chủ yếu XK cà phê ở dạng thô nên sức cạnh thấp.

TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược (Ipsard) kiêm Phó Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam - cho biết: Chế biến cà phê Việt Nam còn quá nhiều bất cập: Liên kết giữa sản xuất- chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, khó quản lý chất lượng nguyên liệu.

Tỷ lệ sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao, mới chiếm 5% tổng sản lượng.

Từng bước gỡ khó

Niên vụ 2015 - 2016, ông Nguyễn Nam Hải  -  Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam (Vifoca)  - cho rằng: Để nâng giá trị cho cà phê Việt Nam, quan trọng nhất phải đảm bảo chất lượng nhưng phải hạ giá thành.

Có như vậy, cà phê Việt Nam mới có sức cạnh tranh tại thị trường quốc tế.

Đồng tình với quan điểm trên, TS.

Nguyễn Đỗ Anh Tuấn khẳng định: DN cần mạnh dạn đầu tư vào công nghệ chế biến, góp phần nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nếu cà phê của Việt Nam chủ yếu XK ở dạng thô như hiện nay thì rất khó cạnh tranh với sản phẩm của các nước như Brazil, Colombia hay Indonesia.

Theo Vifoca, toàn ngành đang tập trung đầu tư phát triển cà phê hòa tan.

Nếu năm 2015, tổng lượng cà phê hòa tan mới đạt 36.000 tấn/năm, thì đến năm 2020, phấn đấu sản lượng cà phê hòa tan nguyên chất đạt 55.000 tấn/năm.

Ngoài ra, sẽ nâng công suất cà phê phối trộn đạt 200.000 tấn vào năm 2020 và 230.000 tấn vào năm 2030; phân bố mạng lưới chế biến cà phê  hòa tan theo vùng miền, trong đó, khu vực Tây Nguyên nâng công suất chế biến lên 31.520 tấn/năm.

Chế biến cà phê Việt Nam còn quá nhiều bất cập: Liên kết giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, khó quản lý chất lượng nguyên liệu.

Tỷ lệ sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao, mới chiếm 5% tổng sản lượng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
TP.HCM tái cơ cấu nền nông nghiệp động lực là khoa học công nghệ TP.HCM tái cơ cấu nền… Nông nghiệp Quảng Bình phát triển mạnh Nông nghiệp Quảng Bình phát…