Mô hình kinh tế Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao

Ngày đăng 11/10/2015

Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao

Để nâng cao hiệu quả, Sở NN&PTNT vừa tổ chức hội thảo thực trạng và giải pháp phát triển ổn định, bền vững sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao TP Hà Nội.

Giá trị kinh tế vượt trội

Theo ông Trần Văn Nam – Phó Trưởng phòng Kiểm định và phát triển cây trồng, Trung tâm Phát triển cây trồng (Sở NN&PTNT), trong giai đoạn 2011 – 2015, ngành nông nghiệp TP đã đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa hàng hóa.

Đặc biệt là triển khai tích cực, có hiệu quả Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (CLC) trên địa bàn TP, giai đoạn 2011 - 2015. Từ 11% vào năm 2010, tổng diện tích lúa hàng hóa CLC trên địa bàn TP không ngừng tăng lên qua các năm, đến nay đã đạt 36 - 37%.

Hiện, toàn TP đã xây dựng được 120 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa CLC tiêu biểu tại 86 HTX thuộc 14 huyện ngoại thành, với quy mô 24.821ha.

 

Một vùng sản xuất lúa hàng hóa huyện Đông Anh.

Việc áp dụng 15 giống lúa CLC vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lúa hàng hóa. 5 năm qua, năng suất lúa hàng hóa CLC đạt bình quân 5,2 tấn/ha/vụ.

Giá bán cao hơn từ 1,3 – 1,5 lần so với giống lúa Khang Dân 18 truyền thống. Thống kê cho thấy, hiệu quả kinh tế từ lúa hàng hóa CLC trong 5 năm (2011 – 2015) đạt 624,4 tỷ đồng, tăng cao hơn so với sản xuất lúa thường (Khang Dân 18) là 285,5 tỷ đồng.

Lúa hàng hóa CLC đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho trên 155.670 hộ nông dân tham gia chương trình.

Thành quả từ chương trình lúa hàng hóa CLC có được là nhờ việc thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn, thông tin – tuyên truyền.

Cụ thể, trong 5 năm qua, Trung tâm Phát triển cây trồng đã tổ chức 334 lớp tập huấn kỹ thuật cho trên 204.470 lượt cán bộ, nông dân ở 14 huyện ngoại thành.

Phối hợp với Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tổ chức thực nghiệm hướng dẫn kỹ thuật và thí nghiệm thu hoạch, bảo quản lúa gạo CLC nhằm lựa chọn giống lúa tối ưu trong sản xuất nông nghiệp.

Liên kết với các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền, hướng dẫn bà con tiếp cận và sử dụng các giống lúa CLC vào sản xuất.

Nhờ đó, từng bước thay đổi tập quán canh tác, góp phần hình thành và phát triển các vùng sản xuất lúa đặc sản, lúa hàng hóa CLC.

Tăng cường liên kết tiêu thụ

Cùng với nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa CLC, việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đề được Sở NN&PTNT đặc biệt quan tâm.

Trong những năm qua, Sở NN&PTNT đã hướng dẫn các đơn vị sản xuất lúa hàng hóa CLC tham gia 2 festival lúa gạo, 4 lượt hội chợ nông nghiệp, 45 gian hàng giới thiệu lúa, gạo và nông sản CLC TP Hà Nội.

Xây dựng 3 nhãn hiệu tập thể “Gạo Bồ Nâu”, “Nếp cái hoa vàng Sóc Sơn” và “Gạo thơm Bối Khê”.

Tuy nhiên, theo bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng, việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa CLC hiện nay vẫn chủ yếu do tư thương thực hiện theo hình thức mua và bán (khoảng 60%); thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với DN tiêu thụ sản phẩm, nên đầu ra chưa ổn định.

Mặt khác, một bộ phận lớn người dân vẫn sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu thông tin khoa học - kỹ thuật và thị trường.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành vùng liên kết sản xuất cũng như chất lượng nông sản...

Để giải quyết bài toán này, bà Hòa cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ vốn, hạ tầng (nhất là tưới, tiêu) cho sản xuất. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy mô hình hợp tác 4 nhà (quản lý, khoa học, DN, nông dân) trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa.

Nhằm phát triển ổn định và bền vững sản xuất lúa hàng hóa CLC trên địa bàn TP, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Ngô Đại Ngọc cho biết, Sở sẽ tập trung chỉ đạo Trung tâm Phát triển cây trồng phối hợp với 14 huyện xây dựng những vùng sản xuất lúa hàng hóa CLC phù hợp với từng địa phương. Mở rộng quy mô sản xuất thông qua đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, liên kết nhóm nông dân.

Đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa, đồng bộ sản xuất để nâng cao chất lượng lúa gạo CLC.

Để phát triển vùng lúa hàng hóa CLC, Hà Nội cần tập trung nâng cao năng lực sản xuất cho bà con nông dân thông qua đào tạo, tập huấn kiến thức sản xuất và thông tin thị trường.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp tổng thể, lâu dài cho vấn đề tiêu thụ, nhất là chú trọng việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm lúa hàng hóa. (Ông Nguyễn Văn Vương - Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT))


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu chuối ở Quảng Trị Tháo gỡ khó khăn trong… Căng thẳng vụ đông xuân Căng thẳng vụ đông xuân