Mô hình kinh tế Vào TPP dệt may hưởng đa số lợi thế
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Vào TPP dệt may hưởng đa số lợi thế

Ngày đăng 17/11/2015

Vào TPP dệt may hưởng đa số lợi thế

Trước việc gia nhập AEC và TPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam, song cũng tạo ra thách thức cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường nhiều nước trong khối

Tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng cho biết, nguyên tắc khi tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam yêu cầu các đối tác dành cho Việt Nam một số ưu đãi cốt lõi, đặc biệt là đối với một số mặt hàng chủ lực như dệt may.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, về cơ bản, các nước chấp nhận mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam có lợi thế, trong đó có dệt may.

Riêng đối với TPP, chủ yếu là Hoa Kỳ yêu cầu đối với một số sản phẩm dệt may khi Hiệp định có hiệu lực phải áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi”

“Một số mặt hàng khác có thể chấp nhận một thời gian duy trì tình hình như hiện nay, nghĩa là mặt hàng chúng ta chưa sản xuất được thì nhập khẩu từ các nước có thể ngoài TPP được hưởng ưu đãi

Kết quả đàm phán trong dệt may, chúng ta đấu tranh được 184/186 chủng loại hàng hóa dệt may mà không phải áp dụng nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng làm rõ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng cho biết, các nước

chấp nhận mở cửa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa

Việt Nam có lợi thế, trong đó có dệt may

Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thẳng thắn nhận định, quá trình đàm phán cho thấy rằng TPP là thách thức lớn nhưng đồng thời là cơ hội để nâng giá trị sản phẩm dệt may của Việt Nam

“Nếu cứ duy trì tình trạng này Việt Nam sẽ mãi là thị trường gia công, làm thuê cho nước ngoài.

Do vậy, thời gian qua ngành dệt may đã vận động, tăng cường đầu tư và nâng cao chuỗi giá trị

Trong giai đoạn từ 2013-2014, Việt Nam đã thu hút đầu tư vào dệt may đạt 3 tỷ USD”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ rõ.

Về tỷ lệ nội địa hóa liên quan đến ngành dệt may, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện nay vải dệt kim tự lo được khoảng 85%

Đối với vải dệt thoi, tức là vải bình thường mới sản xuất được 1,4 tỷ mét, trong khi nhu cầu 1 năm là 4 tỷ mét (khoảng 30%)

Đối với sợi cơ bản sản xuất đủ cho nhu cầu, thậm chí năm 2014 còn xuất khẩu 2 tỷ USD

Tính bình quân chung, tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may đạt khoảng 50%

So với cách đây 10 năm đã tăng từ 20% lên 50%.

“Để tận dụng cơ hội, trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may sẽ tăng đầu tư vào khâu vải, kể cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài

Bước đi này cũng phù hợp với tình hình thực tế, giúp Việt Nam tận dụng cơ hội từ TPP và giảm thách thức”, Bộ trưởng khẳng định.

Việt Nam đáp ứng được tiêu chí trong hội nhập

Làm rõ hơn các ý kiến của cử tri và các Đại biểu Quốc hội về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải xác nhận, trong quá trình chuẩn bị cho hội nhập ASEAN và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi văn bản, văn kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đều được chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhiều năm.

Mỗi lần như vậy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội và người dân đều có những thông tin về quá trình này, đồng thời đưa ra Nghị quyết các phiên họp, đưa ra chương trình hành động thực hiện công tác hội nhập từ ASEAN đến WTO, TPP… Trong đó có đề ra các công việc Chính phủ phải làm, các công việc giao cho các Bộ, ngành cũng cùng xây dựng chương trình hành động.

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, khi tham gia đàm phán các Hiệp định, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và cơ quan đều có trao đổi doanh nghiệp và ngành hàng, hiệp hội để đánh giá mặt được, không được và mặt không thuận trong đàm phán

Quan trọng nhất là chỉ đạo, tạo ra lộ trình thích hợp cho các ngành hàng có thách thức lớn để các doanh nghiệp và người dân có thời gian chuẩn bị

“Khi hội nhập, vấn đề đầu tiên là phải sửa đổi văn bản pháp luật để hài hòa

Trong thời gian qua, chúng ta đã mất nhiều thời gian để điều chỉnh chính sách liên quan, luật thuế và biểu thuế để hội nhập

Tham gia ASEAN và WTO, Việt Nam được đánh giá là nước đáp ứng được tiêu chí trong hội nhập”, Phó thủ tướng chỉ rõ.

Đối với các doanh nghiệp, các Bộ, ngành đã thực hiện nhiều hội thảo trao đổi để đưa ra nhận định và giải pháp ứng phó thực hiện

Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại và hội thảo đầu tư để doanh nghiệp làm quen dần trong hội nhập

Trong khi đó, bản thân doanh nghiệp cũng tự xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của mình để ứng phó, xây dựng hoạt động

“Tuy nhiên, không phải toàn bộ doanh nghiệp đều quan tâm đến hội nhập, vì nhiều doanh nghiệp, ngành hàng không có liên quan nhiều đến hội nhập nên họ chủ quan hơn

Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tăng cường tuyên truyền thông tin hội nhập cho doanh nghiệp”, Phó thủ tướng cho biết.

Lo ngại về sự chuyển dịch lao động trong hội nhập, Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay trong đàm phán hội nhập lao động, Việt Nam chưa đưa ra cam kết, chỉ cho phép lao động kỹ thuật cao, không cho phép lao động du lịch.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, lo ngại về hàng hóa khó cạnh tranh, lao động ế ẩm là lo ngại có cơ sở, là thách thức có thể xảy ra

Nhưng từ năm 1995 đến nay xuất khẩu vẫn tăng lên cho thấy khả năng ứng phó có thể chấp nhận được

Trước sức ép về cạnh tranh và hội nhập, Chính phủ và các bộ, ngành phải có giải pháp, chấp nhận có sản phẩm ngành hàng có cạnh tranh, có sản phẩm yếu hơn nên phải có giải pháp hỗ trợ ngành hàng đó.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bàn giao tàu vỏ thép đầu tiên cho ngư dân Quảng Nam Bàn giao tàu vỏ thép… Hà Nội đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân Hà Nội đảm bảo đủ…