Mô hình kinh tế Trồng quýt mang lại hiệu quả kinh tế cao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng quýt mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ngày đăng 19/10/2015

Trồng quýt mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ông Hà Văn Hương bên vườn quýt của gia đình.

Đến thăm vườn quýt của gia đình ông Hà Văn Hưởng, nhìn khu vườn sai trĩu quả chúng tôi không khỏi cảm phục về công sức đầu tư, bàn tay chăm sóc của chủ nhân vườn quýt.

Ngoài bản tính cần cù chịu thương chịu khó, bà con nơi đây còn nể phục ý chí vươn lên làm giàu, nhạy bén trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong phát triển kinh tế của ông...

Ông Hà Văn Hưởng chia sẻ: Gia đình có hơn 3ha đất canh tác, ngày trước chỉ biết trồng sắn, trồng ngô, năng suất, sản lượng thấp nên thu nhập chẳng đáng là bao.

Cuộc sống gia đình bấy giờ gặp nhiều khó khăn.

Trong một lần đến chơi ở xã Quang Thuận (Bạch Thông), ông được giới thiệu về mô hình trồng quýt.

Thấy có tính khả thi cao, ông đã bỏ thời gian để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm.

Năm 1997 ông vay ngân hàng số tiền 1 triệu đồng mua 200 cây quýt giống về trồng thử.

Để lấy ngắn nuôi dài, ông còn nuôi gà thả đồi ngay tại vườn quýt của mình.

Đàn gà của gia đình luôn duy trì 40 - 50 con, chủ yếu để bán trong vùng và tự cung cấp thức ăn cho gia đình.

Đất không phụ công người, sau 3 năm chăm sóc, cây quýt bắt đầu bói quả và cho thu hoạch.

Mới đầu, mỗi cây cho thu hoạch từ 10 - 15kg quả, đến năm 2005 gia đình ông bắt đầu có nhiều quýt để bán, mỗi năm 2 - 3 tấn.

Từ đó, ông Hưởng đã nhân rộng mô hình trồng quýt của gia đình lên gần 3ha, đến nay đều đã cho thu hoạch ổn định.

Hàng năm gia đình ông Hưởng đưa ra thị trường 15 - 20 tấn quýt.

Với giá bán trung bình 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình có thu nhập từ 150 - 180 triệu đồng.

Ông còn trồng xen 200 cây cam tại vườn quýt, hiện nay, hàng năm cho khoảng 4 tấn quả, đem lại khoản thu nhập mỗi năm hàng chục triệu đồng.

Về kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt, ông Hưởng chia sẻ: Để vườn quýt phát triển tốt, đạt năng suất cao như mong muốn, đòi hỏi người chăm sóc cần tỉ mỉ, áp dụng theo đúng quy trình tổng hợp từ khâu làm đất, chọn giống, ngừa bệnh.

Quýt cần được trồng hàng cách hàng 4m, cây cách cây 4m.

Một năm làm cỏ ba lần vào đầu năm, giữa và cuối năm.

Tỉa cành một lần vào tháng 12 âm lịch và bón phân một lần vào tháng chạp.

Cũng theo ông Hưởng, quýt thuộc cây có múi, nhiều sâu bệnh hại như: nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít, sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu vẽ bùa, sâu đục gốc, ruồi vàng, sâu hại hoa, các loại bệnh nấm trên lá, thân, cành...

Nếu muốn tránh rủi ro thì người làm vườn cần phải thường xuyên thăm vườn để quan sát, phát hiện sâu bệnh hại, kịp thời có biện pháp phòng tránh phù hợp để quản lý tốt cho vườn cây.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Khi bón phân cho cây, cần kết hợp sử dụng thêm những loại phân có chứa vi sinh vật có lợi nhằm cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Ông Hưởng cho biết thêm: “Tuy trồng quýt cần vốn đầu tư cao, dày công chăm sóc, nhưng với lòng kiên trì thực hiện đúng kỹ thuật thì viêc thu hồi vốn và khả năng làm giàu là không khó”.

Nhờ xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây quýt trong việc phát triển kinh tế, nên đời sống của gia đình ông Hưởng từng bước được ổn định.

Một điều đáng ghi nhận nữa ở ông Hưởng là ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực trong việc hỗ trợ cho bà con nông dân trong xã về kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt.

Theo bà con nơi đây đánh giá, chất lượng quýt của gia đình ông ngon không kém gì các loại quýt đang bán trên thị trường được nhập về từ các tỉnh bạn, nên hiện mô hình trồng quýt của ông Hưởng là địa chỉ để người dân trong vùng đến tham quan học tập, có thể kể đến là các hộ Nông Văn Túy ở thôn Khau Tổng, hộ Đào Văn Ba ở thôn Nà Điếng.

Theo số liệu thống kê, hiện toàn xã Mai Lạp đã phát triển được khoảng 45ha quýt, chủ yếu trồng tại các thôn Khau Ràng, Khau Tổng và thôn Bản Rả.

Đồng chí Nông Thế Bích- Chủ tịch UBND xã Mai lạp đánh giá: Hộ ông Hà Văn Hưởng là một trong những hộ gia đình đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế ở địa phương.

Đây là mô hình tiêu biểu đáng để bà con học tập.

Kết quả đạt được chính là tiền đề để gia đình ông Hưởng nói riêng, bà con nông dân xã Mai Lạp nói chung mở rộng diện tích và tiến tới xây dựng vùng sản xuất hàng hoá chất lượng cao.

Hy vọng, trong tương lai, cây quýt sẽ trở thành cây chủ lực trong công tác xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân ở xã Mai Lạp.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thực hư chuyện hồng Đà Lạt rớt giá thảm hại Thực hư chuyện hồng Đà… Nhộn nhịp mùa nhãn ở Thanh Lương Bình Phước Nhộn nhịp mùa nhãn ở…