Tôm thẻ chân trắng Thực vật gây độc cho cá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thực vật gây độc cho cá

Ngày đăng 15/06/2015

Thực vật gây độc cho cá

Mycrocystis phân bố và phát triển trong các thuỷ vực nước tĩnh nhiều mùn bã hữu cơ, pH 8-9.5, lúc tảo phát triển mạnh về đêm do nó hô hấp nên sản sinh ra nhiều CO2 và tiêu hao nhiều O2, mỗi khi lượng O2 trong ao không đáp ứng được nó sẽ chết, nhất là thời gian vào giữa đêm. Khi chết Mycocytis phân giải tiêu hao một lượng lớn oxy đồng thời thải ra môi trường CO2 và các chất độc như NH4OH, H2S…gây độc cho cá, làm cá nổi đầu. Thường trong 1 lít nước có 5.105 quần thể Mycrocystis có thể làm cho bị trúng độc, mè hoa là đối tượng dễ mẫn cảm nhất. Tảo Mycrocystis bên ngoài có màng bọc nên cá ăn vào không tiêu hoá được.

2. Phương pháp phòng trừ

Trong các ao ương nuôi cá trong mùa nhiệt độ cao cần chú ý nạo vét bớt bùn ao và thường xuyên thay nước đảm bảo môi trường trong sạch hạn chế Mycrocystis phát triển. Nếu phát hiện trong ao phát triển nhiều tảo Mycrocystis có thể dùng CuSO4 với nồng độ 0.7ppm phun khắp ao, lúc dùng CuSO4 cần theo dõi nếu cá có hiện tượng nổi đầu phải bơm nước trong sạch vào ao.

TẢO PSYMNESIUM

1. Đặc điểm nhận biết

Các loài cá khi bị trúng độc triệu chứng có khác nhau; lúc mới bắt đầu cá mè nhạy cảm nhất tập trung vào bờ ao sau đó mức độ ngộ độc tăng lên, tất cả các loài cá tập trung lên mặt nước gần bờ, đầu chúc vào bờ và không hoạt động tiếp theo các loài lươn, chạch và các loài cá đáy, nổi lên mặt nước, trườn lên bờ, cá mè bắt đầu chết. Các loài cá trong ao có tiếng động tạm thời phân tán nhưng lập tức tập trung lại ngay. Lúc này cá bị ngộ độc tương đối nghiêm trọng nhưng nếu có biện pháp cấp cứu kịp thời cá vẫn sống được. Trái lại nếu cá bị trúng độc nặng hơn cá sẽ tấp vào bờ mất thăng bằng, cơ thể nằm nghiêng, hô hấp khó khăn rồi dần dần sẽ hôn mê rồi chết.

2. Đặc điểm phát sinh gây bệnh

- Các loài thuộc giống tảo Psymnesium gây độc cho cá như: Psymnesium massart; P. parvum Carter; P. minutum Carter.

- Tảo Psymnesium phát triển mạnh trong các ao nuôi làm cho cá chết. Chúng phát triển trong điều kiện môi trường pH cao, nhiệt độ cao và độ muối rộng (1-300/00) nhưng thích hợp ở độ muối trên dưới 300/00. Psymnesium có khả năng phân tiết ra độc tố và chất làm vỡ tế bào máu. Ở trong nước Psymnesium phát triển ở mật độ 3,75-62,50.106 tế bào/lít nước đều có thể làm cho cá chết, nước trong thuỷ vực có màu vàng nâu.

3. Biện pháp phòng, trừ

- Vào mùa nhiệt độ cao cần bón phân lân, đạm, phân hữu cơ để cho các loài tảo phát triển sẽ ức chế Psymnesium phát triển.

- Khi phát hiện có nhiều tảo Psymnesium phát triển dùng Amonium sulphate 10-17ppm phun đều khắp ao. Phương pháp này không dùng để cấp cứu cá đã ngộ độc và một số loài cá giai đoạn cá bột.

Tags: thuc vat gay doc cho ca, nuoi ca, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bệnh rận cá Bệnh rận cá Động vật gây hại Động vật gây hại