Tin nông nghiệp Phòng trừ sinh vật gây hại trà lúa Hè Thu tại các tỉnh phía Nam
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng trừ sinh vật gây hại trà lúa Hè Thu tại các tỉnh phía Nam

Tác giả Minh Trí, ngày đăng 17/05/2019

Phòng trừ sinh vật gây hại trà lúa Hè Thu tại các tỉnh phía Nam

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong vụ Hè Thu 2019, các tỉnh phía Nam đã xuống giống được gần 857.000 ha. Hiện nay, trà lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và đòng trổ.

Kiên Giang phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa Hè Thu. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Qua khảo sát của ngành chức năng đã ghi nhận một số đối tượng sinh vật gây hại trên trà lúa như: hơn 770 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, hơn 500 ha nhiễm vàng lùn và lùn xoắn lá, gần 5.200 ha nhiễm đạo ôn lá và gần 200 ha nhiễm đạo ôn cổ bông, trên 1.545 ha bị bệnh lem lép hạt, 1.440 ha bị chuột cắn phá... tập trung tại một số tỉnh như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng…

Trước tình hình trên, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khuyến cáo các địa phương trong khu vực theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sâu bệnh trên trà lúa Hè Thu 2019 để có biện pháp đối phó thích hợp và hiệu quả.

Các địa phương chú trọng việc phòng chống hạn mặn đang diễn biến phức tạp  nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cây lúa, tổ chức thăm đồng thường xuyên để ứng phó sâu bệnh gây hại kịp thời, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình canh tác để giành những vụ mùa bội thu, theo dõi diễn biến rầy vào đèn để khuyến cáo xây dựng lịch thời vụ xuống giống né rầy vụ Hè Thu chính vụ sắp tới.

Đáng chú ý, bà con cần kiểm tra thường xuyên ruộng lúa để khi thấy rầy cám xuất hiện với mật số cao phải xử lý thật tốt bằng một trong nhưng loại thuốc chống lột xác nhằm đảm bảo không cho rầy tích lũy mật số và gia tăng mật số gây hại ở các giai đoạn sau.

Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ trên trà lúa Hè Thu sớm giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trổ nhất là trên những thửa ruộng gieo trồng giống nhiễm bệnh, sạ dày, bón nhiều phân đạm,…nên nông dân cần tăng cường theo dõi,  kiểm tra ruộng lúa để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời, mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, ở các tỉnh Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang đã xuất hiện bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Do vậy, các địa phương cần thực hiện tốt lịch xuống giống đồng loạt và né rầy trên địa bàn của mình để chủ động phòng ngừa không cho tái diễn bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên trà lúa vụ Hè Thu chính vụ sắp tới và lây lan ra diện rộng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Một số biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc gia cầm Một số biện pháp phòng… Trang trại nấm của cử nhân công nghệ Trang trại nấm của cử…