Tin thủy sản Nuôi tôm hai giai đoạn kết hợp công nghệ biofloc và UV
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi tôm hai giai đoạn kết hợp công nghệ biofloc và UV

Tác giả Nguyễn Việt Bắc, ngày đăng 26/11/2019

Nuôi tôm hai giai đoạn kết hợp công nghệ biofloc và UV

, tăng năng suất và lợi nhuận, tiết kiệm được điện, đặc biệt phù hợp với các ao nuôi có diện tích nhỏ.

Ông Huỳnh Xuân Diện (người đứng) thường xuyên theo dõi tôm nuôi của các thành viên HTX.

Biofloc có ưu điểm tái tạo thức ăn thừa làm thức ăn cho tôm nuôi, ít thay nước và hạn chế lây lan mầm bệnh vào hệ thống nuôi, công nghệ biofloc đang được ứng dụng nhiều trong các hệ thống nuôi tôm. Do đó công nghệ Biofloc đã cho thấy hiệu quả của nó rất cao trong giai đoạn gièo tôm. Tuy nhiên, trong giai đoạn nuôi thương phẩm việc vận hành quy trình biofloc gặp rất nhiều khó khăn như việc duy trì mật độ floc, floc tàn do môi trường thay đổi, cần cung cấp nhiều oxy hơn cho hệ thống nuôi. Do đó, điện cũng là vấn đề lớn trong việc vận hành công nghệ này.

Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro, cải thiện quy trình nuôi thân thiện với môi trường và tăng thêm thu nhập cho người nuôi. Mô hình được triển khai trên các xã viên của hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao Tân Hưng và được được thực hiện trên diện tích ao nhỏ (dưới 600 m2) và quy mô ao trung bình (600 – 1000 m2) và quy mô ao lớn.

Các thông số môi trường được theo dõi định kỳ 2 lần/ngày như pH, nhiệt độ, DO; 3 ngày/lần đối với TAN, NO2; mật độ tảo , vi khuẩn tổng và vi khuẩn vibrio sp được xác định mỗi tuần/lần.

Quy trình nuôi

1. Ao nuôi

Là ao lót bạt, gồm một ao dèo 200 mét vuông và ao nuôi tôm thịt có diện tích từ 500 đến 1.500 mét vuông, trang bị một máy UV,  có hệ thống oxy, hố xi phong và các điều kiện cơ bản khác phục vụ cho nuôi tôm công nghệ cao.

2. Chăm sóc và quản lý tôm nuôi.

Tiến hành thả tôm vèo giai đoạn 1 từ 21 đến 25 ngày nuôi theo công nghệ Biofloc. Trong giai đoạn 20 ngày tiến hành cấp nước từ ao lắng vào ao nuôi thông qua hệ thống lắng lọc và qua máy UV.

Mô hình đèn UV ao nhỏ (A) và ao lớn (B).

Giai đoạn 1: Nuôi theo quy trình biofloc

Sau khi lắp đặt hệ thống thổi khí cho các bể, sục khí liên tục 24/24h, nước được bơm vào ao ương với mức nước 1m. Tiến hành bón vôi Dolomite, đường mật và thức ăn (bột đậu tương hoặc cám ủ) để tạo tỷ lệ Carbon (C) và Nitơ (N) thích hợp. Giai đoạn 3 ngày đầu trước khi thả giống cần bổ sung 10g/m3 mật rỉ đường, 5 g/m3 thức ăn số 0 và 20 g/m3 vôi Dolomite. Sau khi quan sát thấy xuất hiện Biofloc trong nước thì có thể tiến hành thả giống vào ương. Sau khi thả giống hàng ngày bổ sung bột mì được ủ với vi sinh trong 12h, liều lượng bột mì bằng 70% lượng thức ăn cho tôm trong một ngày hoặc sử dụng mật đường 10g/m3 ủ với men vi sinh trong 24h và bón xuống ao. Trong suốt quá trình nuôi tôm được cho ăn 5 lần/ngày, đáy ao được xiphon sau 10 ngày thả giống.

Giai đoạn 2: Nuôi theo quy trình chảy tràn ứng dụng công nghệ UV

Chuyển tôm nuôi từ ao vèo sang ao nuôi (có thể bằng cách kéo hoặc xả ống), giai đoạn này chuyển sang công nghệ UV.

Sau khi tôm gièo được 21 – 25 ngày (1000 – 1200 con/kg) thì chuyển tôm xuống ao nuôi thương phẩm. Trong giai đoạn này tôm được cho ăn bằng máy cho ăn tự động đến 7h đêm. Đáy ao được xiphon định kỳ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối. Nước trong ao nuôi được thay liên tục 24/24h với hình thức chảy tràn. Nước từ ao lắng hoặc từ vuông nuôi quảng canh (có độ trong 30 cm) được bơm trực tiếp vào ao nuôi thông qua hệ thống khử trùng bằng đèn UV có công suất 40 – 60 m3/h, nước trong ao nuôi sẽ thoát ra bên ngoài thông qua hệ thống ống chảy tràn hoặc bằng máy bơm, sau cho công suất đầu bơm vào bằng với công suất nước được bơm ra. Trong suốt thời gian nuôi thương phẩm, ao nuôi được diệt khuẩn định kỳ bằng iodine, vikon…

Trong quá trình nuôi dùng máy UV đặt trực tiếp vào ao nuôi chạy diệt khuẩn và lọc tảo cho ao nuôi (không dùng diệt khuẩn và vi sinh, chỉ sử dụng khoáng tạt định kỳ). Định kì xi phong đáy ao mỗi ngày, giai đoạn tôm về size lớn xi phong 2 lần trên ngày. Định kỳ sử dụng khoáng tạt, vôi CaCO3.

Kết quả đạt được

Sau hai lần nuôi cho thấy, chất lượng các yếu tố môi trường có xu hướng biến động về cuối vụ nuôi, tuy nhiên chúng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm. Kết quả nuôi đã cho thấy rằng các yếu tố môi trường ở ao nuôi nhỏ và ao nuôi trung bình tốt hơn trong ao lớn, do lượng nước trong ao được thay tốt hơn 200%/ngày đêm, trong khi đó các ao lớn chỉ thay khoảng 70 – 100% lượng nước/ngày đêm.

Kết quả tương tự cũng cho thấy ở ao nhỏ có mật độ vi khuẩn và mật độ tảo luôn thấp trong suốt vụ nuôi, vì vậy cũng giảm chi phí xử lý thuốc diệt khuẩn. Trong khi đó mật độ tảo và vi khuẩn luôn có xu hướng tăng theo thời gian nuôi.

Kết quả tăng trưởng cho thấy, tôm nuôi bằng công nghệ biofloc trong giai đoạn gièo có kích cở đồng đều hơn so với quy trình chỉ cho ăn đơn thức ăn công nghiệp. Tôm sau 21 ngày nuôi thường đạt 1.000 – 1.200 con/kg. Kết quả nuôi thương phẩm cho thấy, sau 70 ngày ở giai đoạn tiếp theo tôm đạt 40 – 50 con/kg. Kết quả cho thấy trong 30 ngày đầu chuyển giai đoạn xuống ao nuôi thương phẩm tôm có tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều giữa các diện tích ao nuôi và mật độ nuôi. Tuy nhiên, sau 30 ngày nuôi thì sự gia tăng về các yếu tố khí độc và biến động môi trường lớn đối với các ao có diện tích lớn, đã làm tôm chậm lớn do phải tốn một phần năng lượng trong cơ thể để chống lại các biến động ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh lý của tôm. Mặt khác, nuôi tôm trong ao lớn cho thấy tôm dễ bị rủi ro do không tạo vỏ khi lột xác hoặc tôm bỏ ăn khi khí độc lên cao, do những vấn đề trên mà ao lớn trở nên hạn chế khi nâng mật độ nuôi trong lần nuôi thứ 2. Ao lớn chỉ nuôi mật độ tối đa 400 con/m2 trong khi đó ao nhỏ có thể nuôi lên mật độ 600 – 700 con/m2.

Kết quả nuôi cho thấy tỷ lệ sống tôm nuôi dao động 80 – 95%, năng suất tôm nuôi đạt 7 – 10,5 kg/m2, năng suất tôm nuôi có xu hướng gia tăng khi diện tích ao nuôi giảm. Về tỷ suất lợi nhuận cho thấy mô hình nuôi có tỷ suất lợi nhuận 0,5 – 0,7 cao hơn so với CP (0,4). Qua đó, cho thấy giá thành tạo ra 1kg tôm thương phẩm 55.000 – 63.000 đồng, thấp hơn so với quy trình CP (70.000 – 75.000 đồng). Giá thành tạo ra 1kg sản phẩm thấp hơn so với quy trình CP là do trong quá trình nuôi không sử dụng Chlorine, thuốc tím. Mặt khác, do thay nước thường xuyên nên chi phí xử lý vi sinh, bổ sung khoáng chất cho ao nuôi cũng thấp hơn so với CP. Ngoài ra, xét về hiệu quả sử dụng đất quy trình cho thấy tiết kiệm được 50% diện tích cho ao lắng và các hạng mục phụ trợ so với quy trình CP. Bởi vì quy trình chỉ cần 1 ao lắng hoặc vuông quảng canh trong khi đó quy trình CP cần 3 ao lắng.

Kết luận

Qua kết quả quá trình thực hiện cho thấy, nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng quy trình biofloc cho giai đoạn gièo và quy trình chảy tràn theo công nghệ đèn UV cho giai đoạn nuôi thương phẩm đã giúp giảm chi phí vụ nuôi, tăng năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi, tiết kiệm diện tích đất, quy trình vận hành đơn giản và tiết kiệm được điện, đặc biệt là trên các ao nuôi có diện tích nhỏ nên quy trình nuôi rất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau và Huỳnh Xuân Diện, Hợp tác xã nuôi tôm Công nghệ cao Tân Hưng


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nông dân Duy Ninh nuôi cá lóc vượt lũ tại Quảng Bình Nông dân Duy Ninh nuôi… Mô hình nuôi cá tầm ở Bình Liêu Mô hình nuôi cá tầm…