Mô hình kinh tế Nỗ lực phòng chống rệp sáp bột hồng gây hại cây sắn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nỗ lực phòng chống rệp sáp bột hồng gây hại cây sắn

Ngày đăng 03/10/2015

Nỗ lực phòng chống rệp sáp bột hồng gây hại cây sắn

Khu vực sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) giờ đã xanh tươi trở lại

Các chuyên gia ngành Nông nghiệp nhận định, thời gian đến, thời tiết có mưa nên diện tích bị nhiễm rệp sáp bột hồng sẽ giảm mạnh về tỉ lệ hại và diện tích.

Rệp sáp bột hồng giảm

Những ngày này, đi dọc theo tuyến đường từ xã Ea Bá về xã Ea Bia (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), hai bên đường là những đồi sắn xanh mượt trải dài; khác so với cách đây ba tháng, khu vực này bị nhiễm rệp sáp bột hồng nên sắn bị vàng lá. Ra thăm đồi sắn sau nhà, ông Y Rú ở xã Ea Bá (huyện Sông Hinh) vui mừng nói:

Sắn nhà tôi lúc mới trồng bị nhiễm rệp sáp bột hồng một chòm sau đó lây lan cả rẫy.

Tôi đi tập huấn cách phòng trừ rệp sáp bột hồng, sau đó tiến hành cắt bỏ chỗ bị xoăn đọt gom lại đốt, đồng thời vận động những người trồng xung quanh làm như vậy nên sau một thời gian sắn phát triển bình thường trở lại.

Còn ông Y Bom ở xã Ea Bia (huyện Sông Hinh) cho hay, ông trồng 4.000m2 sắn trước nhà, ban đầu lá sắn bị xoăn đọt, vàng lá, không phát triển được.

Ông bẻ đọt, chất đống đốt. Hiện nay, sắn không bị rệp sáp bột hồng gây hại nữa, lá xanh tươi trở lại. Sắp đến thu hoạch, số diện tích sắn này sẽ giúp ông có thu nhập khoảng 8 triệu đồng.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, cho biết: Thời gian qua, rệp sáp bột hồng gây hại 137ha tại hầu hết các vùng trồng sắn trong huyện.

Trước tình hình đó, UBND huyện Sông Hinh tổ chức triển khai chiến dịch tháng ra quân phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn, đồng thời huyện yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm được tác hại của bệnh dịch này để có biện pháp tiêu hủy kịp thời, tránh lây lan.

Hiện các vùng trồng sắn trong huyện chỉ còn 11ha nhiễm nhẹ rệp sáp bột hồng, số diện tích dưới nhiễm đã ra lá non xanh tươi.

Dọc theo các vùng trồng sắn của xã An Hải, An Xuân (huyện Tuy An), hiện cây sắn cao gần 1m, lá xanh tươi, nông dân tập trung làm cỏ, bón phân “thúc” cây sắn phát triển giai đoạn cho củ non.

Năm ngoái, vùng trồng sắn này rệp sáp bột hồng xuất hiện đầu tiên trong tỉnh gây hại nặng, ngành chức năng tiến hành tiêu hủy số lượng lớn.

Tại huyện Đồng Xuân, niên vụ sắn 2015 - 2016, ban đầu rệp sáp bột hồng gây hại 0,7ha tại xã Xuân Quang 3, đến cuối tháng 7 vừa qua, lây lan ra các vùng trồng sắn của các xã Xuân Lãnh, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc, với diện tích lên đến 140ha.

Nông dân các vùng trồng sắn ra quân tiêu hủy sắn bị rệp sáp bột hồng, kết hợp trời mưa nên hiện nay chỉ còn 21ha bị rệp sáp bột hồng gây hại.

Số diện tích sắn đã hồi phục, nông dân bón phân chăm sóc, hiện cây sắn đang giai đoạn ra củ.

Theo tính toán của nhiều người trồng sắn, nếu sắn phát triển bình thường đến vụ thu hoạch, sau khi trừ chi phí lãi từ 20 đến 25 triệu đồng/ha, nếu bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng thì sắn mất trắng năng suất.

Nỗ lực phòng chống

Đầu tháng 6/2015, trước tình hình rệp sáp bột hồng xuất hiện lây lan nhanh gây hại các vùng trồng sắn trong tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai các biện pháp phòng, trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

Cụ thể, Sở NN-PTNT điều tra phát hiện rệp sáp bột hồng trên phạm vi toàn tỉnh, khoanh vùng nơi có ổ dịch; hướng dẫn nông dân tiêu hủy, phòng trừ theo quy định.

Theo các chuyên gia ngành Nông nghiệp thì ngăn chặn rệp sáp bột hồng lây lan cần có giải pháp đồng bộ. Ông Bùi Văn Tứ, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân, cho biết:

Việc tiêu hủy sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng không chỉ người dân trồng trong vùng mà cần chung lòng cả xã, huyện. Vì vậy, đầu tháng 7 vừa qua, UBND huyện Đồng Xuân phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy sắn bị rệp sáp bột hồng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng hom sắn ở vùng bị nhiễm rệp sáp bột hồng làm giống”.

TS Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Sau khi rệp sáp bột hồng xuất hiện lây lan nhanh, sở tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.

Tại buổi lễ, sở mời chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) đến Phú Yên truyền đạt một số nội dung về bệnh rệp sáp bột hồng như: đặc điểm sinh học, triệu chứng gây hại, con đường lây lan và các biện pháp phòng trừ.

Sở cũng khuyến cáo các địa phương có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng cần phối hợp với ngành chức năng của huyện khoanh vùng ổ dịch; tổ chức tiêu hủy đúng quy trình nhằm khống chế nguồn lây bệnh.

Sở còn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị thuộc sở chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng phối hợp cùng trạm bảo vệ thực vật khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình nhằm khống chế nguồn lây bệnh trên diện rộng.

Nhờ làm tốt khâu tuyên truyền ngăn chặn lây lan từ đầu, cộng với hiện nay thời tiết thuận lợi có mưa nên rệp sáp bột hồng giảm mạnh.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thua lỗ từ việc bán gừng non chạy lũ Thua lỗ từ việc bán… Nâng cao thu nhập nhờ trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê Nâng cao thu nhập nhờ…