Tôm thẻ chân trắng Nguyên nhân và cách phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nguyên nhân và cách phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Tác giả ConTom, ngày đăng 28/08/2018

Nguyên nhân và cách phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng gây ảnh hưởng đến sản lượng tôm nuôi. Nếu không phát hiện kịp thời, căn bệnh này sẽ gây thiệt hại không nhỏ. Có thể làm cho tôm chết đến 80 - 90% nếu không có biện pháp phòng trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Nguyên nhân gây bệnh đốm đen

Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi gây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi. Vi khuẩn gây bệnh đốm đen phát triển mạnh ở các ao, đầm dơ bẩn, ô nhiễm nặng, tích tụ nhiều các loại khí độc NH3, NO2 và H2S cao, từ đó làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm thấp.

Biểu hiện bệnh đốm đen

Khi tôm mắc bệnh đốm đen sẽ xuất hiện các biểu hiện như: tôm bỏ ăn hay giảm ăn, bơi lờ đờ, hoạt động không lanh lẹ. Trên thân tôm sẽ xuất hiện thêm nhiều đốm màu đen nhỏ nằm ở các vị trí riêng biệt hay chụm lại thành từng đám. Những đốm này có màu sắc tối hay đen, đuôi tôm sẽ bị mỏng, phụ bộ của tôm bị tổn thương, mòn đuôi, tôm bị cụt râu.

Bệnh nặng quan sát bên trong thấy ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đen và hôi.

Tác hại của bệnh đốm đen

Khi tôm nhiễm bệnh đốm đen thì việc điều trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn và hiệu quả không cao. Do đó, trong thực tế phần lớn các ao nuôi tôm bị đốm đen phải tiến hành thu hoạch.

Phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ

Bằng cách thường xuyên theo dõi tình trạng vệ sinh ao, đầm nuôi, các yếu tố môi trường chất lượng nước.

Cần định kỳ chài tôm để kiểm tra trạng thái sức khỏe nhằm phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Đảm bảo nguồn nước với các thông số: pH, Oxy, hàm lượng kim loại.

Chất lượng tôm giống và mật độ nuôi thả đảm bảo đúng quy trình.

Quản lý thức ăn của tôm, bổ sung thêm canxi, khoáng chất giúp quá trình lột vỏ của tôm diễn ra dễ dàng đồng thời tăng sức đề kháng cho tôm.

Thường xuyên kiểm định lượng khí độc tồn trong ao.

Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để huỷ các chất độc, bùn đáy.

Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia về căn bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng. Hy vọng qua bài viết này, bà con có thêm thông tin hữu ích để áp dụng cho mình.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phòng trị bệnh phân trắng cho tôm nuôi Phòng trị bệnh phân trắng… Nguyên nhân và cách phòng bệnh mềm vỏ trên thân tôm Nguyên nhân và cách phòng…