Mô hình kinh tế Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc

Ngày đăng 13/06/2015

Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc

Tỷ lệ tiêm phòng năm sau cao hơn năm trước nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra

Nếu như năm 2012 tỷ lệ tiêm phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò của tỉnh ta mới đạt 64%, năm 2013 là 88% thì đến năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đạt tới 99%. Tuy nhiên dịch bệnh LMLM lại xảy ra nhiều nhất trên địa bàn tỉnh ta trong những năm gần đây. Theo thống kê năm 2013 dịch LMLM xảy ra tại 78 hộ của 18 thôn thuộc 7 xã trên địa bàn 3 huyện (Pác Nặm, Ba Bể và Chợ Đồn) khiến 199 con trâu bò, dê, lợn ốm, mắc bệnh, thiệt hại do dịch khoảng trên 1.7 tỷ đồng.

Năm 2014 dịch LMLM type A xảy ra tại 88 hộ của 18 thôn thuộc 5 xã trên địa bàn 2 huyện (Pác Nặm và Ba Bể) khiến số gia súc ốm, mắc bệnh là 238 con. Thiệt hại do dịch khoảng trên 1.4 tỷ đồng. Năm 2015 tính đến ngày 10/3/2015, dịch LMLM type A xảy ra tại 101 hộ của 19 thôn thuộc 6 xã trên địa bàn 2 huyện (Ngân Sơn và Ba Bể), tổng số gia súc ốm, mắc bệnh là là 330 con.

Ngoài những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM thì giai đoạn 2012 - 2014, một số ổ dịch nhỏ lẻ gây ốm chết cho gia súc, gia cầm như: Tụ huyết trùng trâu, bò 310 con; Ký sinh trùng đường máu 13 con; Lép tô lợn 722 con; Tụ huyết trùng lợn 383 con và Newcastle gà 2.472 con… gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người chăn nuôi.

Đâu là nguyên nhân

Công tác tiêm phòng gia súc được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức làm 02 đợt vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10 hàng năm. Mặc dù tỷ lệ gia súc tiêm phòng trong những năm gần đây đạt khá cao nhất là vắc xin LMLM (99%), tuy nhiên không thể khống chế được hoàn toàn dịch bởi hiện nay tồn tại nguyên nhân chính đó là: Dịch bùng phát ở những nơi người dân không tiêm phòng cho gia súc.

Cùng một loại bệnh là LMLM nhưng xuất hiện nhiều chủng, tuýp mới trong khi gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin cho những chủng, tuýp mới này. Ví dụ hiện nay tỉnh ta đang tiêm vắc xin LMLM tuýp O thì gia súc lại mắc tuýp A. Thứ nữa mặc dù gia súc đã được tiêm phòng nhưng ở thời gian về cuối tác dụng của thuốc, một số con cơ thể yếu đã không miễn được dịch nên vẫn mắc bệnh.

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như: Khi dịch xảy ra cơ quan chuyên môn lúc đầu còn lúng túng trong tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch. Công tác quản lý ổ dịch ở một số nơi còn yếu kém để một số hộ chăn nuôi bán chạy gia súc, gia cầm bệnh nên góp phần làm phát tán mầm bệnh. Công tác giám sát, phát hiện dịch và báo cáo dịch còn nhiều bất cập, đa số các đàn lợn, gia cầm mắc bệnh được báo cáo sau 5 - 10 ngày kể từ ngày phát bệnh, đồng thời khi thấy đàn gia súc mắc bệnh nhiều người chăn nuôi tự mua thuốc điều trị, đến khi gia súc bệnh nặng mới báo cho cơ quan thú y nên khi phát hiện thì dịch đã lây lan sang các hộ xung quanh.

Do người dân chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa quan tâm đến việc vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi được thường xuyên. Mặt khác do điều kiện thời tiết bất lợi như độ ẩm không khí cao khiến sức khoẻ của đàn gia súc, gia cầm bị giảm tạo điều kiện cho mầm bệnh trỗi dậy. Nguồn lợn giống phần lớn được nhập từ tỉnh ngoài (như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên...) tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào đàn gia súc, gia cầm của địa phương là rất cao. Lực lượng thú y cơ sở mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế do không được đào tạo tập huấn thường xuyên, chế độ phụ cấp thấp, địa bàn rộng nên dẫn tới công tác quản lý thăm nắm tình hình dịch bệnh còn hạn chế chưa kịp thời…

Tuy nhiên thực tế cho thấy địa phương nào thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng thì địa phương đó ít xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm; địa phương nào không thực hiện hoặc tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp thì địa phương đó thường xuyên xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm. Cụ thể đầu năm 2015 dịch LMLM xảy ra tại thôn Bản Liềng, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn và Thôn Ngạm Khé, xã Cao Thượng, huyện Ba Bể…Đây là những thôn người dân không chú trọng đến công tác tiêm phòng cho đàn gia súc.

Tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đàn gia súc trước các loại dịch bệnh rất phức tạp nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. Khi dịch xảy ra thiệt hại thuộc về người chăn nuôi bởi giá trị của mỗi con gia súc hiện nay tương đối cao.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao Giống bò 3B mang lại… Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp Làm giàu từ mô hình…