Tin nông nghiệp Người dân chưa mặn mà với Đề án 1.000
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Người dân chưa mặn mà với Đề án 1.000

Tác giả Thành Công, ngày đăng 11/12/2015

Người dân chưa mặn mà với Đề án 1.000

Trao đổi về việc tham gia cải tạo vườn tạp theo Đề án 1.000 của hộ anh Lê Văn Út, ở ấp 6, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, anh Út lắc đầu nói: “Tôi có 4.000m2 vườn tạp muốn được cải tạo, nhưng nghe được Đề án 1.000 có hỗ trợ vốn và lãi suất nên khoảng tháng 9-2014, tôi đăng ký tham gia.

Tuy nhiên, trong thời gian thẩm định, tôi thấy thủ tục làm giấy tờ vay vốn phức tạp, thế chấp bằng khoán,… mà số tiền vay lại rất ít, trên 3 triệu đồng/công trồng cây có múi.

Thấy không có khả thi, tôi đã rút lui và tự mình xoay xở vốn để cải tạo vườn”.

Tương tự, theo ông Nguyễn Văn Can, ở cùng ấp 6, là người làm nông, gần gũi với cây trồng, vật nuôi, nên khi Đề án 1.000 được triển khai thì ông thích lắm.

Ông đã hăng hái đăng ký tham gia cải tạo khoảng 6.000m2 vườn tạp.

Sau một thời gian thẩm định, ông được vay vốn 24 triệu đồng và bắt tay vào làm.

Thế nhưng, cải tạo xong, ông ngồi tính nhẩm lại, tiền mướn nhân công phát quang cỏ dại, lên liếp, đắp mô, mua cây giống,..

mất gần 30 triệu đồng, tính ra thâm vốn khoảng 6 triệu đồng.

Dạo quanh vườn bưởi xen cam hơn một tháng tuổi, ông Can than thở: “Ngán lắm chú ơi! Phần vốn cho vay cải tạo vườn tạp kém, tôi cứ tưởng số tiền 24 triệu đồng được vay sẽ đủ cải tạo lại vườn.

Ấy mà, làm xong, đồng vốn bỏ ra vượt mức tôi tưởng tượng.

Lỡ rồi, nên tôi chỉ biết cố gắng, tập trung chăm sóc cây trồng để cải thiện lại lần lần”.

Hiện tại, vườn bưởi mới hơn 1 tháng nên việc hoàn vốn lại cho ngân hàng là cả một câu hỏi lớn được đặt ra trước mắt của ông.

Còn những hộ chăn nuôi thì luôn lo nghĩ về sự biến động của thị trường và đầu ra sản phẩm nên hoang mang, không dám đăng ký tham gia hợp phần 4 của Đề án 1.000 để mở rộng quy mô.

Theo bà Nguyễn Thị Phô, ở ấp 7, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, gia đình bà có kinh nghiệm nuôi heo nhiều năm và cũng cần vốn mở rộng quy mô chăn nuôi, góp phần nâng chất cuộc sống gia đình.

Để thực hiện, bà chỉ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân để nuôi heo, chứ không đăng ký tham gia theo Đề án 1.000.

Bà Phô chia sẻ: “Nuôi heo theo Đề án 1.000 quy mô vừa lớn, vừa đầu tư vốn nhiều.

Nhưng tôi chưa liên kết được đầu ra của sản phẩm, giá cả thị trường bấp bênh,...

nên chưa dám đăng ký, vì nuôi thất bại sẽ lỗ nặng lắm.

Vì thế, tôi nuôi nhỏ lẻ từ từ phát lên cho chắc ăn”.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, sở dĩ việc thực hiện Đề án 1.000 trên địa bàn huyện mà người dân không thiết tha là do thủ tục làm giấy tờ còn rườm rà, phức tạp.

Ngoài ra, những hộ dân cho rằng lợi ích của việc tham gia theo đề án chưa cao.

Điều dễ thấy nhất là những người tham gia theo hợp phần 1 (cải tạo vườn tạp) của Đề án 1.000, đất thì manh mún, nhỏ lẻ, thời gian trả lãi suất ngắn hơn thời gian cây cho thu hoạch trái.

Còn bà con thực hiện theo hợp phần 4 (chăn nuôi) không yên tâm về đầu ra của sản phẩm.

Bởi, quy mô nuôi quá lớn, bao gồm: hộ nuôi heo phải đạt 30 con/lần, nuôi gà từ 500 con/lần, nên họ rất ái ngại.

Riêng hợp phần 2 (chuyển đổi mía kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao) và hợp phần 3 (chuyển 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa - 1 vụ màu, hay 1 vụ cá ruộng) triển khai không đạt hiệu quả là do huyện Vị Thủy không có diện tích đất trồng mía và thói quen của người dân thích độc canh cây lúa.

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, đánh giá: “Việc triển khai Đề án 1.000 trên địa bàn huyện là mục tiêu quan trọng.

Thế nên, đề nghị những đơn vị có liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động bằng mọi hình thức nhằm giúp người dân hiểu sâu hơn về lợi ích mà Đề án 1.000 mang lại.

Tới đây, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể hơn cho từng giai đoạn, rà soát lại tình hình đăng ký của người dân để kịp thời giải quyết những vướng mắc của bà con.

Ngoài ra, chúng tôi dự định sẽ tham mưu lên UBND huyện về việc xin kinh phí để hỗ trợ phần nào về cây giống và tăng cường tập huấn kỹ thuật nhằm giúp bà con yên tâm hơn trong quá trình trồng cây có múi, cũng như chăn nuôi mang lại nhiều hiệu quả.

Đồng thời, kiến nghị lên ngành nông nghiệp tỉnh xin giảm quy mô chăn nuôi để người dân có thể mạnh dạn đăng ký tham gia”.

Theo báo cáo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, trong năm 2014, có 340 hộ đăng ký tham gia hợp phần 1 (cải tạo vườn tạp), với tổng diện tích trên 107,89ha, nhưng có 8 hộ thực hiện cải tạo trên 4,49ha, giải ngân 155 triệu đồng; hợp phần 4 (chăn nuôi), 213 hộ đăng ký, nhưng có 3 hộ đủ điều kiện tham gia, giải ngân 160 triệu đồng.

Trong năm 2015, chưa có hộ dân nào đăng ký tham gia các hợp phần của Đề án 1.000.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Chân tay co quắp vẫn thành triệu phú nhờ gà Chân tay co quắp vẫn… Dự báo khô hạn lịch sử trong mùa đông xuân Dự báo khô hạn lịch…