Mận Kỹ Thuật Trồng Mận Vào Đầu Mùa Mưa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ Thuật Trồng Mận Vào Đầu Mùa Mưa

Ngày đăng 23/06/2011

Kỹ Thuật Trồng Mận Vào Đầu Mùa Mưa

Mận là loại trái cây khá giàu chất khoáng, hiện được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30 độ C.

Cây mọc rất khỏe và ưa sáng. Thời vụ trồng cây tốt nhất là tháng 4 - 5 đầu mùa mưa, đất đủ ẩm có thể trồng quanh năm. Nếu trồng trong mùa khô cần phải có nguồn nước tưới.

Có rất nhiều loại mận có giá trị kinh tế cao, ở miền Nam được trồng phổ biến các giống sau: Mận trắng (Bắc thảo), mận Hồng đào, mận Hồng đào điều, mận xanh, mận An Phước,…

Khi cây con còn nhỏ, vào mùa nắng cần thường xuyên tưới nước đủ ẩm để cây phát triển. Bón phân cho cây nên chia làm nhiều đợt. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ chế biến (10 - 15 kg/hố) + phân lân (0,5kg lân nung chảy hoặc lân super/hố). Bón thúc bằng phân urê định kỳ cứ 30 - 45 ngày 1 lần bón, liều lượng 0,1-0,2 kg/cây.

Bón phân cho cây mận đã trưởng thành và cho trái được chia làm 4 lần

Đợt 1 (tính từ khi vừa kết thúc thu hoạch vụ trước) ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân và phân đạm (N) nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái và tích lũy dinh dưỡng cho các giai đoạn kế tiếp. Mỗi gốc bón 5 -10kg phân hữu cơ chế biến + 1kg NPK 20-20-15 + TE.

Đợt 2 (trước khi cây ra hoa), bón tăng tỷ lệ phân lân (P) và phân kali (K), giảm lượng phân đạm (N) nhằm giúp cho tỷ lệ C/N của cây tăng cao, thuận lợi cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa. Bón lượng phân có lân cao như DAP với lượng 1,0 - 1,5kg/gốc, hoặc phân chuyên dùng AT-2 + TE, có thể phun xịt hỗ trợ thêm phân bón lá NPK(10-60-10) hoặc (6-30-30).

Đợt 3 (sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích), cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và cả các chất trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và số quả/cây. Có thể bón một trong những loại phân NPK như 16-8-16 + TE; 20-0-20 +TE; 14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE hoặc phân chuyên dùng AT-3. Phun xịt thêm phân bón lá 12-0-40 + 3Ca0 hoặc 20-20-20 + TE.

Đợt 4 (trước thu hoạch 1 tháng), đây là giai đoạn tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng của trái nên rất cần kali (K) để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và chất đạm (N), chất calci (Ca), vi lượng. Chúng giúp thúc đẩy nhanh quá trình chín sinh lý và sinh thái của trái, giúp cho việc chín đồng loạt và tăng chất lượng trái. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón có tỷ lệ NPK = 12-0-40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5-44.

Chú ý, để trái mận to đều và ngọt cần tiến hành tỉa trái.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cách Phòng Trị Ruồi Đục Mận Cách Phòng Trị Ruồi Đục… Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Bao Trái Cho Mận Ứng Dụng Thành Công Kỹ…