Mô hình kinh tế Để Cá Ngừ Đại Dương Trở Thành Sản Phẩm Chiến Lược
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Để Cá Ngừ Đại Dương Trở Thành Sản Phẩm Chiến Lược

Ngày đăng 21/05/2014

Để Cá Ngừ Đại Dương Trở Thành Sản Phẩm Chiến Lược

Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam sau tôm và cá tra, basa với 526 triệu đô-la Mỹ năm 2013 và tương lai sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nếu có cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo trang thiết bị, công cụ đánh bắt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hiện trữ lượng cá ngừ khai thác vào khoảng 80.000 tấn. Con số này mới chỉ tính trên ngư trường khai thác của Việt Nam, chưa tính đến ngư trường quốc tế mà Việt Nam có thể khai thác.

Vì thế, tiềm năng khai thác cá ngừ đại dương là rất lớn nhưng con cá ngừ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, rào cản trên con đường tiến đến mục tiêu trở thành "sản phẩm chiến lược”. Một trong những yếu tố rào cản phải kể đến là khả năng khai thác, đánh bắt của ngư dân còn rất hạn chế.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thủy sản Nguyễn Việt Nghĩa cho biết, cá ngừ đại dương là loài di cư xa, tốc độ di chuển nhanh, nằm ở độ sâu lớn nên để khai thác được cá ngừ đại dương cần phải có trình độ khoa học công nghệ nhất định mới có thể khai thác hiệu quả.

Nhưng do lượng tàu công suất lớn hiện đại chưa nhiều, ngư lưới cụ còn hạn chế, khiến cho việc khai thác, thu mua, chế biến đến tiêu thụ chủ yếu theo hướng tự phát, nhỏ lẻ… đã dẫn đến chất lượng cá không đồng đều, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thiếu bền vững. Cùng với đó, công tác dự báo ngư trường để hỗ trợ cho ngư dân chưa mang lại nhiều hiệu quả.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, việc đầu tư cho dự báo ngư trường chưa tương xứng. Trong đề án 47, cần 176 tỷ đồng để làm dự báo ngư trường nhưng trong 3 năm Nhà nước mới phân bổ được 51 tỷ đồng. "Muốn làm dự báo mà ngành thủy sản không có con tàu nghiên cứu nào hết. Như vậy là rất khó khăn”, ông Tuấn bày tỏ.

Đổi mới công nghệ

Theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, chỉ có 10% trong tổng số sản lượng 15.000 tấn cá ngừ đại dương mà ngư dân khai thác đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, nếu xuất khẩu nguyên con thì ngoài được giá bán cao, còn các dạng khác, giá chỉ bằng một nửa, một phần ba hoặc thấp hơn.

Nguyên nhân do quá trình khai thác, sơ chế, bảo quản sau đánh bắt không đảm bảo. Phương pháp câu tay kết hợp với ánh sáng khiến mạch máu cá bị vỡ, thịt cá phát sinh acit lactic, hàm lượng histamin cũng tăng nhiều nên bị chua. Các hầm bảo quản của tàu có kết cấu thô sơ, chủ yếu chỉ bằng xốp ép và lót bạt nên không giữ được độ lạnh.

Nguyên liệu bảo quản là đá xay, nhưng loại nước đá này phần lớn cũng bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn, khả năng giữ lạnh kém, khiến cho tàu đi đánh bắt hàng tháng khó giữ được cá chất lượng xuất khẩu tươi nguyên con. Các đại lý mua cá ngừ từ ngư dân lại thường chọn thời điểm mua cá vào gần giữa trưa, lại để cá trên nền đất… khiến chất lượng cá giảm.

Điều này cũng lý giải được vì sao 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi đang có đội tàu 1.800 chiếc câu cá ngừ đại dương nhưng vẫn phải nhập khẩu cá ngừ về chế biến, sau đó tái xuất. Đây là sự lãng phí tài nguyên và làm giảm sút năng lực cạnh tranh của nghề khai thác, chế biến cá ngừ.

Phát triển bền vững

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai nhấn mạnh: "Những yếu kém của hoạt động khai thác, chế biến, bảo quản, tiêu thụ cá ngừ đại dương phải được khắc phục tích cực.

Bởi hạn chế đó không chỉ làm nguồn lợi cá ngừ khai thác bị thất thoát, hiệu quả sản xuất giảm thấp mà uy tín, thương hiệu cá ngừ Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó sẽ làm cá ngừ của ta giảm khả năng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu, ngư dân trong nghề không thể vươn lên làm giàu và yên tâm bám biển...".

Thiết nghĩ để có một nền kinh tế biển ổn định, phát triển vững mạnh, sự cố gắng nỗ lực của bản thân các ngư dân, doanh nghiệp thôi chưa đủ, cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc kết nối "các nhà”, cũng như có sự đầu tư hợp lý, xứng với tiềm năng kinh tế biển.

Từ việc xây dựng thương hiệu phải có phương thức quảng bá sản phẩm, giới thiệu thị trường và xem xét các cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo nâng cấp tàu thuyền, ngư cụ cũng như áp dụng phương pháp đánh bắt mới hiệu quả hơn, đặc biệt là thời điểm thu câu.

Bên cạnh đó là đổi mới công việc thu mua bảo quản, đông lạnh sau khi khai thác. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa người khai thác và người thu hoạch sau đánh bắt, nhằm giảm thất thoát, lãng phí, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Khôi Phục Diện Tích Nuôi Tôm Sau Dịch Bệnh Tại Xã Vĩnh Thành (Quảng Trị) Khôi Phục Diện Tích Nuôi… Đôi Tay Đôi Tay "Vàng" Trồng Đặc…