Mô hình kinh tế Cơ Hội Mới Cho Xuất Khẩu Trái Cây Tươi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cơ Hội Mới Cho Xuất Khẩu Trái Cây Tươi

Ngày đăng 15/10/2014

Cơ Hội Mới Cho Xuất Khẩu Trái Cây Tươi

Với ưu thế trái cây vùng nhiệt đới phong phú, tươi ngon, trái cây tươi Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước. Trong những năm qua nhà vườn có xu hướng chọn giống trái ngon lập vườn chuyên canh, gia tăng sản lượng và chú trọng nâng cao chất lượng đáp ứng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ tháng 9-2014, Mỹ đã cho phép nhập khẩu nhãn và vải của Việt Nam. Thị trường mới đã mở cửa, nhà vườn cần làm gì để đón lấy cơ hội này?

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…

Các thị trường có yêu cầu về kiểm dịch thực vật thông thường như: Trung Quốc (Đại lục và Hồng Kông); các nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Myanmar; các nước EU (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ý); các nước khu vực Trung Đông (UEA, Qatar, Li Băng, Arabie Séoudite…); các nước Đông Âu (Nga, Ukraina…) và Canada.

Bên cạnh việc xuất khẩu vào thị trường một số nước có yêu cầu kiểm dịch thông thường, thị trường một số nước có yêu cầu kiểm dịch thực vật khắt khe như: Hoa Kỳ yêu cầu chiếu xạ; Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand yêu cầu xử lý bằng hơi nước nóng. Riêng thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc còn yêu cầu các lô hàng xuất khẩu phải thực hiện chương trình tiền chứng nhận (preclearance) theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), cho biết: Vào tháng 9-2014, Bộ Nông nghiệp của Hoa kỳ cho phép nhập khẩu hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị của Cục phối hợp với địa phương kiểm tra, xem xét cấp mã số vùng trồng đối với những hộ nông dân, như: Vùng trồng phải sản xuất theo quy trình VietGap; áp dụng các quy trình thuốc BVTV xử lý các loại dịch hại trên các loại cây trồng đó theo đúng quy định của Cục BVTV.

Đặc biệt lưu ý chọn sử dụng các loại thuốc BVTV theo hướng dẫn mà phía Mỹ đã cấm không cho phép sử dụng trên vải, nhãn và chôm chôm. Trên cơ sở đó, Cục BVTV cấp mã số, mức tối thiểu một mã số phải 10 ha trở lên. Hiện nay, Cục BVTV đang phối hợp với các địa phương kiểm tra và cấp mã số và chuyển danh sách các mã số cho phía Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ để có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.

Hiện nay, nước ta có vùng trồng nhãn, vải, chôm chôm chuyên canh khá lớn. Đặc biệt là vùng trồng nhãn trên cả hai miền Nam-Bắc có trên 60.000 ha. Sản lượng hằng năm đủ khả năng cung cấp cho thị trường Mỹ. Riêng ở các tỉnh phía Nam, nhãn và chôm chôm là hai cây trồng quan trọng, từng mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Ở miền Đông Nam Bộ, tỉnh Đồng Nai có 117 ha, vùng ĐBSCL nhãn trồng nhiều ở các tỉnh: Vĩnh Long 9.520 ha, Đồng Tháp 4.780 ha, Tiền Giang 5.460 ha, Bến Tre 4.609 ha...Trong những năm dịch bệnh chổi rồng chưa hoành hành, thị trường có giá tốt, vườn nhãn đem lại thu nhập cho nông dân cao hơn gấp 2-3 lần so với trồng lúa.

Anh Út Vui, một nhà vườn có 1 ha nhãn, 1 ha chôm chôm ở cù lao Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long), nói: Mấy năm gần đây, tuy có lúc giá trái cây giảm thấp nhưng hiệu quả vườn chôm chôm, nhãn mang lại chưa có loại cây ăn trái nào vượt trội hơn.

Lúc vườn thịnh thời, ít bệnh, trên 1 ha chôm chôm nếu xử lý trái mùa nghịch, có khả năng đem lại thu nhập cho nhà vườn trên 350 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, khi bệnh chổi rồng xuất hiện, năng suất giảm, nếu có cách phòng trị hiệu quả hai loại trái ngon này hy vọng sẽ còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhà vườn.

Hằng năm nước ta xuất khẩu trái cây tươi qua Mỹ trung bình khoảng 300 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều, nhưng trước thị trường mới mở thêm cơ hội mới, Cục BVTV đang tích cực cùng các địa phương và các doanh nghiệp tập trung hoàn thiện theo các yêu cầu của thị trường nước nhập khẩu, dự kiến đến cuối năm sẽ xuất đợt nhãn trái vụ đầu tiên sang Mỹ.

Đối với trái vải miền Bắc, Cục BVTV đang chỉ đạo xây dựng cấp mã số vùng trồng cũng như hướng dẫn nông dân tuân thủ theo các quy định phía Mỹ đưa ra, vụ tới sẽ xuất khẩu. Vừa qua, một số diện tích trồng nhãn bệnh chổi rồng làm giảm năng suất, sản lượng vườn nhãn. Cục BVTV đang phối hợp cùng với địa phương tìm giải pháp khống chế, quản lý dịch bệnh tốt, không để ảnh hưởng đến chất lượng trái cây.

Theo Cục BVTV, các địa phương và đơn vị có liên quan cần hướng dẫn người trồng vải, nhãn, chôm chôm thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP; áp dụng các biện pháp quản lý sinh vật gây hại phù hợp (bao trái); tuân thủ quy định về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, không sử dụng các thuốc chứa các hoạt chất mà Hoa Kỳ cấm như: Iprodione, cypermethrim, difenoconazole, carbendazim.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phát Triển Lúa Lai F1 Bền Vững Phát Triển Lúa Lai F1… Trồng Chôm Chôm Làm Giàu Trên Đất Cù Lao Tân Phong (Tiền Giang) Trồng Chôm Chôm Làm Giàu…